Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 5 năm 2022 | 11:8

Tính cách tiêu thụ trái cây khi vào vụ

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cả nước cần tiêu thụ 5,2 triệu tấn trái cây trong quý II và III/2022. Với sản lượng như vậy, việc tiêu thụ sẽ như thế nào?

Dù sản lượng, chất lượng trái cây các tháng tới không có yếu tố “đột biến” nhưng dự báo tiêu thụ còn gặp khó khăn.

Đầu ra khó khăn

Theo ước tính của Cục Trồng trọt, tổng sản lượng cây ăn quả chính tại Nam Bộ trong quý II/2022 đạt gần 1,5 triệu tấn, cao hơn quý I khoảng 137.000 tấn, do một số loại quả vào mùa như: thanh long, chuối, xoài, mít, bưởi, cam, dứa và sầu riêng.

Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An Nguyễn Quốc Trịnh cho biết, vào thời điểm này, do một số cửa khẩu sang Trung Quốc đã mở cửa trở lại, đồng thời thanh long đang được đẩy mạnh xuất đi nhiều thị trường khác, nên việc tiêu thụ đã thuận lợi hơn.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định, sản lượng trái cây năm nay không có yếu tố đột biến về sản lượng hay chất lượng. Tuy nhiên, về tiêu thụ dự báo gặp khó khăn do Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách “zero Covid”, các biện pháp phòng dịch của nước này làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, năng lực chế biến trái cây trong nước còn hạn chế, chủ yếu xuất khẩu trái tươi, nếu gặp điều kiện khó khăn khi xuất khẩu, lúc đó việc tiêu thụ sẽ vô cùng khó khăn.

Còn ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho hay, 2 tháng qua, các cửa khẩu chính tại Quảng Ninh, Lào Cai đóng cửa do Trung Quốc phát hiện có ca Covid-19, gây áp lực lớn đến xuất khẩu nông sản Việt Nam. Chưa kể, những đợt phía Trung Quốc kiểm tra trực tuyến về công tác kiểm soát Covid-19 cho thấy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn chủ quan, chưa tuân thủ quy định về phòng dịch khi đưa hàng sang nước bạn.

Với thị trường Liên minh châu Âu (EU), dù rau quả Việt Nam đang được hưởng lợi do ưu đãi thuế quan nên tăng trưởng tốt trong năm qua nhưng gần đây phát sinh vấn đề EU tăng tần suất kiểm tra đối với thanh long và rau gia vị từ 10% lên 20% khiến lượng xuất khẩu sụt giảm.

“Các cơ quan chức năng đang nỗ lực kiểm soát an toàn thực phẩm nông sản vào EU và đàm phán với phía EU giảm tần suất kiểm tra để tạo điều kiện cho xuất khẩu”, ông Hòa chia sẻ.

 

thanh-long.jpg
Thời điểm này, một số cửa khẩu sang Trung Quốc đã mở cửa trở lại nên việc tiêu thụ thanh long thuận lợi hơn.

 

Phải “tiếp thị chính sách” cho dân

Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T Nguyễn Đình Tùng cho biết, ông đang là Trưởng ban vận động thành lập Hội Xoài Việt Nam thuộc Hiệp hội Rau quả Việt Nam, bước đi nhằm chuyên nghiệp hóa một loại trái cây Việt Nam có lợi thế xuất khẩu. Quả xoài có nhiều tiềm năng xuất sang các thị trường Australia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,… với nhiều dạng tươi, chế biến. Nhưng muốn xuất khẩu được phải tuân thủ nhiều quy định của nước nhập khẩu về quy trình canh tác, xử lý sau thu hoạch; về thương mại, cần tiêu chuẩn về giống xoài, lứa tuổi, kích cỡ, giá cả,… nên cần phải tổ chức lại sản xuất mới khai thác hết lợi thế.

Theo ông Lê Thanh Tùng, cần tiếp tục đẩy mạnh đánh giá cấp mã số vùng trồng cây ăn quả để tăng cường quản lý vùng trồng, nắm sát sản lượng, chất lượng từng loại quả; chỉ đạo rải vụ trái cây (thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng) linh hoạt phù hợp với tình hình tiêu thụ. Đồng thời, tiếp tục kết nối doanh nghiệp thu mua trái cây; phát triển mảng bảo quản và chế biến.

Tại Hội nghị Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đề nghị, các địa phương không “than vãn” mà cần tìm giải pháp để hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông dân. “Cần tổ chức lại sản xuất để thích ứng với những thay đổi của thị trường, đừng để khi cửa khẩu với Trung Quốc thông thì mọi việc lại quay về như cũ. 

Bộ trưởng nhấn mạnh, mỗi cán bộ ngành Nông nghiệp sớm hình thành tư duy “tiếp thị chính sách”. Thay vì để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đi hỏi và tìm hiểu về các văn bản và quy định, các cán bộ và địa phương cần “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, chủ động cập nhật các phương thức để phổ biến cho người dân.

Bài học tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang: Giữ chữ Tín

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, vụ vải 2022, toàn tỉnh có 28.300ha vải thiều, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400ha, tiêu chuẩn GlobalGAP 102ha.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho hay, năm 2021, mặc dù trong bối cảnh hết sức khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng cũng lần đầu tiên trái vải thiều của Bắc Giang đã vượt bão Covid-19, đi khắp mọi miền đất nước và được thị trường quốc tế đánh giá cao. Tỉnh đã yêu cầu Sở Công Thương tiếp tục tính toán các kịch bản, trong đó lưu ý đến cả những kịch bản xấu khi không xuất khẩu được sang Trung Quốc thì phải đầu tư các lò sấy, đảm bảo sản lượng vải thiều sấy khô xuất khẩu.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang, cho biết, đã xây dựng hai phương án tiêu thụ vải thiều. Nếu tình hình dịch như hiện nay, sẽ thực hiện kịch bản 50/50 (tiêu thụ 50% thị trường nội địa, còn lại xuất khẩu). 

Nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách “zero Covid”, sẽ xuất khẩu 30%, còn lại tiêu thụ nội địa, trong đó đẩy mạnh tiêu thụ tại các trung tâm thương mại và sấy khô. Bắc Giang cũng đã đẩy mạnh bán trên tất cả các sàn thương mại điện tử, bán hàng online của các tập đoàn, siêu thị như Central Retail, Saigon Co.op…

“Đồng thời, đa dạng hóa các thị trường. Chúng tôi luôn giữ chữ Tín, chữ Tâm trong chuỗi giá trị sản xuất - tiêu thụ để phát triển bền vững”, ông Tấn nói.

 

 

Vân Nhi
Ý kiến bạn đọc
  • Techcombank được vinh danh về đổi mới sáng tạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2024

    Techcombank được vinh danh về đổi mới sáng tạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2024

    Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) là đại diện ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tôn vinh 2 giải thưởng lớn tại hạng mục đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị của Stevie Awards châu Á-Thái Bình Dương.

  • Bảo chứng vàng cho tiềm năng tăng trưởng đột phá của Vincom Shophouse Diamond Legacy

    Bảo chứng vàng cho tiềm năng tăng trưởng đột phá của Vincom Shophouse Diamond Legacy

    Các shophouse ở vị trí trung tâm, tọa lạc tại những nơi có hạ tầng hoàn chỉnh, kết hợp với mô hình tổ hợp thương mại – giải trí hiện đại… là yếu tố tạo nên sức hút bền bỉ theo thời gian cho loại hình kinh doanh shophouse, đồng thời là bệ phóng gia tăng giá trị BĐS mà các nhà đầu tư sành sỏi luôn nhắm đến.

  • Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những "mảnh ghép" xứng tầm

    Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những

    Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ đông chính thức được phê duyệt mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng. Với giới thành đạt, đó còn là khát khao về không gian sống tiện nghi, đẳng cấp ven sông Hàn, trong những công trình biểu tượng chứng kiến trọn vẹn vẻ phồn hoa của đô thị biển tầm cỡ quốc tế tương lai.

Top