Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc và xử lý mạnh tay nhiều trường hợp; hàng loạt lãnh đạo, cán bộ bị xử lý kỷ luật nhưng tình trạng xây dựng công trình trên đất nông nghiệp vẫn diễn ra ở nhiều địa phương.
Công ty Phương Lan tự ý san lấp chiếm dụng hàng nghìn m2 đất nông nghiệp?
Mới đây, ngày 7/4, UBND tỉnh Hưng Yên có Quyết định số 936/ QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đối với Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Phương Lan.
Theo đó, công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Phương Lan bị xử phạt 160.000.000 (Một trăm sáu mươi triệu đồng) do Công ty này đã tự ý san lấp mặt bằng, xây dựng công trình trên diện tích 21.726m2 đất trồng lúa khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất, bàn giao đất, thời điểm san lấp mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2019).
Quyết định xử phạt trên dựa trên Quy định tại điểm g, Khoản 3, Điều 9 nghị định số 91/2019/ NĐ-CP ngày 19/11/2019 của chính phủ quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Ngoài ra UBND tỉnh Hưng Yên cũng yêu cầu Công ty phải dừng ngay việc xây dựng công trình, hoàn thiện hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theeo đúng quy định pháp luật.
Quyết định giao cho ông Trần Văn Việt - Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Phương Lan là tổ chức vi phạm để chấp hành. Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Phương Lan phải chấp hành Quyết định xử phạt trên trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận Quyết định. Nếu quá thời hạn Công ty cố tình không chấp hành sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp luật.
Ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp
Theo phản ánh của người dân thôn 2, xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm qua, trên địa bàn xã có cả chục công trình nhà ở xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Dưới vỏ bọc đất thầu nông nghiệp làm trang trại, nhiều hộ gia đình tại địa phương này đã ngang nhiên xây dựng nhà kiên cố cả trăm m2 kèm theo các công trình phụ khác. Đa phần các công trình xây dựng trái phép nói trên là của cán bộ của xã Quang Trung, trong đó có hộ gia đình ông Nguyễn Mạnh Hán, Chủ tịch UBND xã này mới có quyết định nghỉ hưu tháng trước.
Một người dân xin giấu tên cho biết: "Các anh thấy đó, họ thuê đất nông nghiệp, hàng năm chỉ trả vài tạ thóc rồi xây dựng nhà kiên cố để ở. Kia là nhà ông Hán chủ tịch xã mới nghỉ hưu, rồi kia nữa là của một cán bộ khác trong xã. Dân chúng tôi mong cấp trên về kiểm tra, xử lý".
Nhà kiên cố cả trăm m2 xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của gia đình ông Nguyễn Mạnh Hán, Chủ tịch UBND xã Quang trung mới nghỉ hưu tháng trước.
Qua đó, được biết, những gì người dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở, tại nhà ông Hán xây dựng trên diện tích khoảng 100m2, với các công trình phụ trợ khác kèm theo.
Người dân địa phương cho rằng, chính vì ông Hán xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, nên các hộ dân khác cũng bất chấp pháp luật xây theo.
Trả lời báo chí, ông Mai Quốc Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Trung cho biết: "Không phải nhà anh Hán, mà tất cả các hộ dân làm trang trại ở đây đều xây nhà, có nhà còn đầu tư xây dựng cả 10 tỷ đồng". Đề cập đến việc các hộ dân thầu đất nông nghiệp làm trang trại ký hợp đồng với UBND xã hay UBND thị xã Bỉm Sơn, thì ông Chính lưỡng lự: "Tôi không rõ lắm, chắc là mới làm lại hợp đồng ký với UBND thị xã"
Còn ông Phạm Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Trung Qung (mới được bổ nhiệm) cho rằng: "UBND thị xã đang có văn bản chỉ đạo các xã, phường trên địa bàn rà soát toàn bộ các hệ thống trang trại, gia trại có xây dựng công trình trên đất nông nghiệp. Tôi cũng mới về nhận nhiệm vụ, có trao đổi với anh Bính- Trưởng phòng Tài nguyên môi trường, anh Bính bảo thị xã giao cho phòng tài nguyên làm việc với báo chí, nên xã không phải cung cấp thông tin gì cả".
Người dân tại xã Quang Trung cho rằng, để xảy ra tình trạng trên là do sự buông lỏng quản lý đất đai của chính những cán bộ chủ chốt của xã và sự làm ngơ của phòng tài nguyên môi trường thị xã Bỉm Sơn.
Theo phản ánh của nhân dân trong xã thì đã có nhiều hộ muốn nhận thầu khu đất này, nhưng không được, do thông tin mời thầu không được thông báo công khai. Điều này hoàn toàn trái với Quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND.
Việc xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn buông lỏng quản lý đất đai là quá rõ. Việc buông lỏng có hay không sự làm ngơ của Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã Bỉm Sơn. Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ những công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đang diễn ra tại xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.