Trong bầu không khí tin cậy, đoàn kết đặc biệt, hai bên thông báo cho nhau về tình hình mỗi Ðảng, mỗi nước.
Sáng 28/6, ngay sau lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith bước vào phòng hội đàm. Ảnh: Trọng Phú.
Trong bầu không khí tin cậy, đoàn kết đặc biệt, hai bên thông báo cho nhau về tình hình mỗi Ðảng, mỗi nước; trao đổi về các phương hướng, biện pháp không ngừng phát triển quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Thongloun Sisoulith trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhiệm kỳ 2021-2026 và cũng là lần đầu tiên kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Việt Nam đón người đứng đầu Đảng và Nhà nước Lào thăm Việt Nam, góp phần khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của 2 nước, đặc biệt coi trọng giữ gìn và không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam, làm sâu sắc hơn quan hệ gắn bó, tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước trong nhiệm kỳ mới.
Chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đáp ứng mong mỏi của hai bên nhằm tiếp tục trao đổi những kinh nghiệm trong phát triển, các biện pháp thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận cấp cao hai Đảng, hai nước trong năm nay và những năm tiếp theo.
Chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng và rất phức tạp, hòa bình, an ninh và phát triển gặp nhiều trở ngại, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực trên quy mô toàn cầu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào - Thongloun Sisoulith bày tỏ sự trân trọng trước tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Ông Thongloun Sisoulith hy vọng mối quan hệ gắn kết giữa Việt Nam và Lào sẽ tiếp tục phát triển trên nhiều mặt.
Tại Khu vực Châu á – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm tranh chấp, can dự và tập hợp lực lượng của các nước lớn. Trong khi đó, các nước lớn trong và ngoài khu vực đều có sự điều chỉnh chính sách, triển khai nhiều biện pháp gia tăng ảnh hưởng tại khu vực, coi ASEAN là cầu nối quan trọng để gia tăng ảnh hưởng.
Ở Đông Nam Á, ASEAN tiếp tục thúc đẩy liên kết nội khối, xây dựng cộng đồng và phát triển quan hệ với các đối tác trong và ngoài khu vực, song cũng đứng trước thách thức trong việc giữ vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực và duy trì sự đoàn kết, đồng thuận trong khối.
Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt Nam – Lào vẫn tiếp tục phát triển tích cực, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn trên các lĩnh vực, cùng với đó quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng gắn bó tin cậy, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hai nước, các cơ chế hợp tác luôn được duy trì một cách linh hoạt.
Nổi bật là hợp tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại ngày càng phát triển hiệu quả, là trụ cột trong quan hệ hai nước. Hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật có bước phát triển và đạt được những kết quả tích cực. Hợp tác giữa các Ban, Bộ ngành địa phương tiếp tục được đẩy mạnh với các hình thức phong phú linh hoạt.
Trên cơ sở này, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tiếp tục khẳng định tình đoàn kết gắn bó, tin cậy, thủy chung, trong sáng trước sau như một của Đảng và Nhà nước nhân dân 2 nước để cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm trong phát triển, các biện pháp thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các Thỏa thuận cấp cao 2 Đảng, hai nước trong năm nay và những năm tiếp theo./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.