UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao cho các sở, ban ngành theo dõi, đề xuất, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) để phục vụ cho công nhân trên địa bàn thành phố. Đồng thời xem xét để có những chính sách phù hợp nhằm phát triển mô hình NƠXH cho công nhân trên địa bàn thành phố.
Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao cho Liên đoàn Lao động thành phố khảo sát, nắm bắt nhu cầu chỗ ở, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí của công nhân tại 3 khu công nghiệp tập trung trên địa bàn thành phố để đề xuất các chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện các loại hình văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, góp phần nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa, xã hội phục vụ cho công nhân, người lao động trên địa bàn thành phố ngày càng tốt hơn.
Đối với Sở Xây dựng, thành phố cũng giao sở theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án NƠXH phục vụ cho công nhân. Kịp thời đề xuất chính quyền thành phố giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án.
Mô hình nhà ở giá rẻ cho công nhân được tỉnh Bình Dương triển khai thành công, được chính quyền TP. Hồ Chí Minh giao sở ngành nghiên cứu để triển khai tại thành phố
Bên cạnh đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ điều chỉnh Quy chế quản lý nhà cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn thành phố, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành. Đồng thời điều chỉnh chính sách cho vay vốn và hỗ trợ lãi vay ưu đãi kích cầu cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân trên địa bàn.
Trước đó, theo Ban quản lý Khu chế xuất – Khu Công nghiệp (KCN – KCX), TP. Hồ Chí Minh là nơi có số lượng người lao động nhập cư vào hàng đông nhất cả nước (khoảng 1,2 triệu người), trong đó 245.000 người hiện đang là công nhân tại các KCN - KCX có nhu cầu về nhà ở.
Với việc theo dõi, kiểm tra tiến độ, chính quyền thành phố cũng kỳ vọng đến năm 2020 thành phố sẽ có thêm 1,2 triệu m2 nhà ở được xây dựng. Điều này sẽ đáp ứng khoảng 200.000 chỗ ở cho người lao động, cụ thể là công nhân đang làm việc tại các KCN – KCX của thành phố./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.