Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia vừa quyết định công nhận thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2016.
Hiện, T.P Thái Nguyên có 1.475 ha chè, sản lượng chè búp tươi ước đạt 19.000 tấn/năm. Trong ảnh: Nông dân xã Tân cương thu hái chè. Ảnh: Báo Thái Nguyên
Quyết định vừa được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ký ngày 5/10/2017. Thành phố Thái Nguyên là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 8/8 xã đã đạt 19 tiêu chí xã nông thôn mới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong 6 năm qua của thành phố Thái Nguyên là 429,5 tỷ đồng, trong đó tổng nguồn ngân sách của Trung ương, địa phương hỗ trợ chiếm khoảng 50%, còn lại là vốn đóng góp của xã hội và người dân.
Từ nguồn vốn này, Thành phố đã hoàn thành 60,94 km (100%) đường trục xã được cứng hóa, bê tông hóa, nhựa hóa; 65% chiều dài đường nội đồng bảo đảm không lầy lội vào mùa mưa.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của 8/8 xã đạt trên 35 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của Thành phố chỉ còn 2,97%; các xã cũng đạt chuẩn quốc gia về y tế khi mỗi trạm có từ 1-2 bác sĩ; công tác khám, chữa bệnh cho người dân có thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện ở tất cả các trạm y tế; cơ sở vật chất ngành y tế tiếp tục được đầu tư. Bệnh viện đa khoa Thành phố được đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn.
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định là 13.868/14.008 hộ, đạt 99%. Trong đó, số hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn là 10.506/14.008 hộ, đạt 75%.
Thành phố có 39 làng nghề (thuộc địa bàn các xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng và Cao Ngạn), chủ yếu là làng nghề chè truyền thống (37 làng nghề), 2 làng nghề còn lại là làng nghề sinh vật cảnh và làng nghề sản xuất bún bánh. 100% làng nghề đã lập phương án bảo vệ môi trường, được UBND Thành phố xác nhận theo quy định, đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định, không gây ô nhiễm môi trường.
Thành phố đã đầu tư xây dựng Nhà máy Xử lý chất thải rắn Đá Mài (tại xã Tân Cương) với diện tích trên 3 ha, công suất xử lý đạt 150 tấn/ngày, bắt đầu được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2017. Hiện nay, 100% khu dân cư tập trung của các xã đã thực hiện việc thu gom, tập kết chất thải rắn sinh hoạt, được Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị sử dụng xe chuyên dùng vận chuyển vào Nhà máy Đá Mài để xử lý…
Theo Thành Chung/Chinhphu.vn
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.