Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 10 năm 2017 | 7:30

TP.Ninh Bình (Ninh Bình): Bản án có hiệu lực 4 năm vẫn chưa được thi hành!?

Qua hai cấp xét xử, Tòa án nhân dân TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) đã tuyên buộc gia đình ông Đặng Mai Huy và bà Phùng Thị Thơm phải trả lại cho gia đình ông Trần Văn Lập và bà Nguyễn Thị Lộc 80m2 đất tại phố Phong Đào, phường Ninh Sơn trong vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên, 4 năm qua, bản án này vẫn chưa được thực thi.

Thông báo cưỡng chế thi hành án của UBND TP.Ninh Bình.

Quyết liệt thi hành bản án

Trao đổi với ông Lê Ngọc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự TP.Ninh Bình, được biết: Năm 2013, Tòa án nhân dân TP.Ninh Bình đưa vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Lập, bà Lộc, bị đơn là ông Huy, bà  Thơm ra xét xử.

Qua hai cấp xét sử sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án nhân dân TP.Ninh Bình đều tuyên buộc gia đình ông Huy, bà Thơm phải trả cho gia đình ông Lập, bà Lộc 80m2 đất có địa chỉ tại số 20, phố Phong Đào, phường Ninh Sơn.

Mảnh đất trên đã được gia đình ông Huy, bà Thơm bán cho gia đình ông Lập, bà Lộc với giá chuyển nhượng 800 triệu đồng.

Ngày 13/6/2012, ông Huy đã viết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà và đất cho vợ chồng ông Lập, bà Lộc, hai bên đã thỏa thuận ông bà Lập, Lộc đưa trước cho vợ chồng ông bà Huy, Thơm 450 triệu đồng, số tiền 350 triệu còn lại sẽ được ông bà Lập, Lộc trả tại Quỹ tín dụng nhân dân Thành Đô (nơi ông bà Huy, Thơm thế chấp giấy chứng nhận QSDĐ tại 20 phố Phong Đào) để làm thủ tục sang tên cho ông bà Lập, Lộc.

Ngày 14/6/2012, ông bà Lập, Lộc cùng vợ chồng ông bà Huy, Thơm đến Quỹ tín dụng nhân dân Thành Đô trả 354 triệu đồng (gồm tiền gốc và lãi) và rút giấy chứng nhận QSDĐ của ông bà Huy, Thơm.

Ngày hôm sau, 15/6/2012, hai bên đã tiến hành làm các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản theo các quy định của pháp luật tại UBND phường Ninh Sơn. UBND TP.Ninh Bình đã ra Quyết định cấp giấy chứng nhận QSDĐ mang tên Trần Văn Lập, Nguyễn Thị Lộc ở số nhà 20, phố Phong Đào, phường Ninh Sơn.

Do chưa có chỗ ở, ông bà Huy, Thơm có đề nghị ông bà Lập, Lộc mượn lại nhà, đất ở một thời gian để tìm chỗ ở mới. Tuy nhiên, đến nay, ông bà Huy, Thơm vẫn chưa trả nhà cho gia đình ông bà Lập, Lộc. Gia đình ông bà Lập, Lộc đã gửi đơn đến các cơ quan đề nghị giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật.

Ông Lê Ngọc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự TP.Ninh Bình, cho biết: Gia đình ông bà Lập, Lộc rất thiện chí, tạo mọi điều kiện cho gia đình ông bà Huy, Thơm về vật chất để chuyển đi nơi ở khác và bàn giao lại nhà cho mình, nhưng đến nay gia đình ông bà Huy, Thơm vẫn chưa chịu di chuyển.

Ngay sau khi bản án có hiệu lực thi hành, Chi cục Thi hành án Dân sự TP.Ninh Bình đã ban hành các văn bản, kế hoạch để thực hiện thi hành bản án theo đúng các quy định của pháp luật nhưng đến nay, đã qua 4 năm, bản án vẫn chưa được thực thi.

Cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng

Ông Lê Ngọc Hưng chia sẻ, Chi cục Thi hành án Dân sự TP.Ninh Bình là cơ quan thường trực thi hành án, chúng tôi lên kế hoạch thi để thi hành bản án đã có hiệu lực.

Theo Thông tư số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 về phối hợp cưỡng chế theo quy định: Cơ quan công an là đơn vị sẽ phối hợp với Chi cục thi hành án để bảo vệ cưỡng chế thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và an toàn cho việc thi hành án.

Tuy nhiên, để thi hành một bản án cần có nhiều đơn vị trong ngành nội chính tham gia, để bảo vệ  tuyệt đối an toàn cho việc thực hiện thi hành bản án.

Ngày 5/10/2017, UBND TP. Ninh Bình đã họp Ban chỉ đạo thi hành án dân sự. Lãnh đạo thành phố cũng đã cương quyết chỉ đạo và giao cho các đơn vị lên kế hoạch chi tiết,  thực hiện nghiêm túc bản án đã có hiệu lực.

Để bảo đảm việc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh và quyền lợi chính đáng của công dân, không để xảy ra hiện tượng khiếu nại kéo dài của công dân gây bức xúc trong dư luận, đề nghị Công an TP.Ninh Bình sớm bố trí lực lượng, phối kết hợp với Chi cục Thi hành án Dân sự TP.Ninh Bình thực hiện nghiêm bản án đã có hiệu lực.

Ngọc Thủy

 

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top