Theo thống kê, Lai Châu có 16.000ha mặt nước tại các hồ thủy điện có thể nuôi thuỷ sản. Hiện, toàn tỉnh có 500 lồng đang nuôi một số đối tượng như: cá rô, cá trắm, cá chép.
Thả cá lăng giống tại huyện Tân Uyên.
Để phát huy lợi thế nuôi thuỷ sản trên lòng hồ thủy điện, đảm bảo cung cấp sản phẩm cho thị trường, năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng. Mô hình thuộc Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, lăng, điêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”.
Mô hình được thực hiện với quy mô 200m3, mật độ nuôi 10 con/m3, có 3 hộ gia đình tại 2 xã Trung Đồng và Tà Mít (huyện Tân Uyên) tham gia. Dự án hỗ trợ 100% cá giống, 50% thức ăn và chế phẩm sinh học; người dân đối ứng 50% thức ăn, chế phẩm sinh học. Cuối tháng 4/2018, Trung tâm đã cấp 2.000 con giống, hiện tại đàn cá sinh trưởng và phát triển bình thường, tỷ lệ sống đạt trên 95%.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.