Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 3 năm 2022 | 10:12

Trồng hồ tiêu bền vững, nông dân Gia Lai thu trái ngọt

Việc cẩn trọng trong đầu tư và chuyển hướng canh tác hồ tiêu hữu cơ, hợp tác bao tiêu với các doanh nghiệp xuất khẩu đã giúp người trồng hồ tiêu ở Gia Lai đang có thu nhập ổn định.

Những ngày này, nông dân ở tỉnh Gia Lai đang vào chính vụ thu hoạch hồ tiêu. Sau nhiều năm cay đắng do dịch bệnh và mất giá, nay hồ tiêu được canh tác theo hướng bền vững, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Lệ Thu (ở thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) có 5,5 ha hồ tiêu đang ở giai đoạn kinh doanh. Bà cho biết, khi sản xuất hồ tiêu hữu cơ, gia đình để cỏ mọc tự nhiên trong vườn vừa tạo độ tơi xốp, vừa giúp giữ ẩm cho đất. Phân hoá học được hạn chế tối đa, thay vào đó chủ yếu bón phân bò hoai mục và bã đậu ủ cùng vỏ cà phê; thuốc hoá học cũng được thay thế bằng các chế phẩm sinh học.

 

ho-tieu.jpg

Hợp tác xã dịch vụ và nông nghiệp Nam Yang vượt qua bão giá và dịch bệnh nhờ canh tác hồ tiêu theo hướng bền vững.
 

Quy trình canh tác phải ghi chép từng ngày trong nhật ký thời vụ. Vào bất kỳ thời điểm nào, doanh nghiệp thu mua sẽ về vườn lấy ngẫu nhiên mẫu lá, trái hồ tiêu. Nếu mẫu kiểm định đảm bảo yêu cầu, sản phẩm hồ tiêu của gia đình sẽ được thu mua với giá cao hơn thị trường 30%.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thu cho biết, niên vụ này, vườn cây cho năng suất khoảng 3,5 tấn/ha. Năng suất thấp hơn trước, nhưng với giá bán lên tới 110 triệu đồng/tấn nên lợi nhuận lại cao hơn.

“Những năm vừa qua, giá hồ tiêu bấp bênh và thị trường bất ổn khiến người trồng cà phê rất khó khăn nên phải cố gắng cầm cự, hạn chế đầu tư những thứ không cần thiết. Năm nay gia định chọn canh tác hồ tiêu theo hướng hữu cơ và may mắn liên kết được với doanh nghiệp bao mua tiêu hữu cơ xuất khẩu đi châu Âu. Điều này vừa tốt cho người trồng tiêu, vừa tốt cho doanh nghiệp lại có ý nghĩa lớn trong bảo vệ môi trường”, bà Thu tâm sự.

Cũng nhờ phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nam Yang, huyện Đăk Đoa không chỉ vượt qua giai đoạn khó khăn, mà còn xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu Lệ Chí vươn tầm ra thị trường thế giới.

Ông Nguyễn Tấn Công, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã cho biết, hiện nay, hợp tác xã có 80 ha hồ tiêu giai đoạn kinh doanh, phần lớn sản xuất hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các nước có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Bên cạnh bán tiêu thô, hợp tác xã đã tự xây dựng được các sản phẩm tiêu đen, tiêu sọ, tiêu đỏ, tiêu ngũ sắc. Trong đó, một số sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao.

“Qua cơn bão dịch hại và giá cả những năm 2017, 2018 và 2020, người nông dân đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong trồng và tiêu thụ cà phê. Bây giờ dù người trồng tiêu đã có lãi, nhưng vẫn rất thận trọng, thực hiện xen canh, không độc canh và không mở rộng diện tích ồ ạt như trước. Định hướng của hợp tác xã là canh tác bền vững, canh tác sinh thái, hữu cơ, hướng tới bền vững về môi trường để đảm bảo thu nhập ổn định từ vườn tiêu”, ông Nguyễn Tấn Công chia sẻ.

Theo ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, hiện nay, tổng diện tích hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai là 13.600 ha. Năng suất niên vụ này trung bình đạt 3,37 tấn/ha. Diện tích hồ tiêu được giữ ổn định từ sau dịch chết nhanh, chết chậm năm 2017-2018 cho tới nay, đặc biệt là ở những vùng có thổ nhưỡng phù hợp và được canh tác theo hướng bền vững.

Điều đáng mừng là từ 2 năm qua, giá hồ tiêu đã dần tăng, từ 75.000 đồng đến trên 80.000 đồng/kg, nhưng không có tình trạng người dân chặt bỏ cây khác để trồng tiêu ồ ạt. Việc cẩn trọng đầu tư và chuyển hướng canh tác hồ tiêu hữu cơ đã giúp nông dân thu nhập ổn định.

“Diện tích hồ tiêu trước đây đã được chuyển đổi sang cây trồng khác để đem lại hiệu quả cao hơn. Toàn bộ diện tích hồ tiêu còn lại hiện nay được phát triển ổn định, được chuyển hướng sản xuất sang hướng theo tiêu chuẩn bền vững và cũng đã giảm nhiều sâu bệnh trên cây trồng. Tình trạng tiêu chết nhanh, chết chậm đã không còn nhiều, nhờ đó mà năng suất và sản lượng tiêu đã ổn định nhiều hơn trước”, ông Có khẳng định.

 

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top