Nắm bắt được nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt, nông dân một số địa phương trong tỉnh Hòa Bình chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô năng suất thấp sang trồng ngô lấy thân (ngô sinh khối) để làm thức ăn chăn nuôi gia súc.
Năng suất cao
Hòa Bình hiện có khoảng 2.000 - 3.000 ha ngô sinh khối (NSK). Một số địa phương trồng nhiều là thị trấn Cao Phong, xã Tây Phong, Dũng Phong (Cao Phong), do có diện tích đất trồng cam đã hết chu kỳ thu hoạch nên chuyển sang trồng NSK để cải tạo đất. Ngoài ra, một số xã tại các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc và TP Hòa Bình chuyển đổi từ diện tích đất trồng mía, trồng cây màu, cây lương thực kém hiệu quả để trồng NSK.
Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình, NSK có nhiều ưu điểm hơn so với ngô lấy hạt thông thường. Thời gian bắt đầu trồng cho đến khi thu hoạch chỉ khoảng 80 - 85 ngày, ngắn hơn trồng ngô lấy hạt thường từ 25 - 30 ngày. Năng suất thu được trung bình đạt khoảng 50 tấn cây tươi/ha. Giá bán 700 - 1.000 đồng/kg cây tươi; lợi nhuận 35 - 45 triệu đồng/ha/vụ. Chất lượng cây ngô xanh khi thu hoạch vào giai đoạn chín sáp có dưỡng chất đầy đủ và cao nhất, nên khi trâu, bò thịt hoặc bò sữa ăn sẽ cho chất lượng thịt tốt.
Anh Đinh Công Si (xóm Báy, xã Phú Cường) chia sẻ: Vài năm gần đây, dưới sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Lạc, gia đình mạnh dạn chuyển đổi 2.000 m2 cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng NSK. NSK dễ trồng, khả năng chống sâu bệnh tốt nên sau 2 tháng trồng đã được thu hoạch. Thị trường tiêu thụ NSK tương đối ổn định. Đến kỳ thu hoạch, Công ty Sữa Mộc Châu tới thu mua tận vườn. Giá bán 10.000 - 11.000 đồng/kg cây tươi. Hiệu quả kinh tế từ trồng NSK cao hơn nhiều so với trồng lúa, trồng ngô lấy hạt. Thời gian tới, gia đình tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng NSK.
Chính sách khuyến khích nông dân
Theo thống kê, tổng đàn trâu toàn tỉnh Hòa Bình hiện có trên 115.700 con, bò 85.890 con nên nhu cầu thức ăn xanh rất cao, đặc biệt là nguồn thức ăn dự trữ trong mùa đông. Công ty CP T