Trồng nho Hạ Đen không hạt cho hiệu quả kinh tế cao
Những năm qua, chuyển đổi trồng cây ăn quả rất có hiệu quả ở Duy Tiên (Hà Nam), nhưng chị Nguyễn Thị Thu Hà vẫn tìm thêm những loại cây trồng mới, đó là nho Hạ Đen không hạt.
Vườn nho Hạ Đen không hạt của gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà, tại thôn Tường Thụy 2, xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên được đầu tư khá bài bản.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà, ở thôn Tường Thụy 2, xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên chia sẻ, một lần tình cờ đọc báo trên internet, tôi biết đến một mô hình trồng nho Hạ Đen tại Lạng Sơn. Tôi đã tìm hiểu và mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây màu bình thường sang trồng cây nho Hạ Đen với diện tích 6.000 m2. Nho Hạ Đen không hạt là giống nho rất ngon, giòn, ngọt và đặc biệt không có hạt, sinh trưởng khỏe, nhanh cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt khoảng 16-18 tấn/ha.
Chị Hà kể, tháng 3/2019, chị bắt đầu trồng 1.000 cây nho Hạ Đen không hạt đầu tiên. Sau này, khi đã có kinh nghiệm, vợ chồng chị đã nhân giống và trồng thêm 1.000 cây nữa. Như vậy, tổng diện tích vườn nho 6.000m2 của chị Hà đang trồng là 2.000 cây. Với tổng số vốn đầu tư cho mô hình đến thời điểm hiện tại lên đến 1,5 tỷ đồng, một số vốn không nhỏ đối với người nông dân.
Mô hình nho Hạ Đen không hạt tại xã Trác Văn của chị Hà bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Xác định, nho Hạ Đen không hạt là loại cây “khó tính” với khí hậu tại miền Bắc, lại là người đầu tiên đưa giống nho lạ này về trồng trên địa bàn tỉnh Hà Nam nên chị Hà cũng cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Nhưng qua tìm hiểu ở 1 số mô hình tại Lang Sơn và Bắc Giang và thấy đây là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, nên vợ chồng chị Hà thêm quyết tâm mạnh dạn đầu tư giống và với hệ thống nhà giàn, có mái che, hệ thống tưới nước nhỏ giọt ở từng gốc bài bản, khoa học. Ngoài tham khảo kỹ thuật từ bên cung cấp giống, trên các phương tiện đại chúng, chị Hà vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Theo tính toán của chị Hà, cây nho Hạ Đen có chu kỳ sinh trưởng kéo dài từ 7-10 năm, một năm cây ra quả 2 vụ bắt đầu từ tháng 6 và đầu tháng 11. Thời gian từ lúc cắt tỉa cành đến khi quả chín là 120 ngày.
Nhiều khách đến thăm quan thưởng thức và check-in tại vườn, nhưng vẫn không quên thực hiện 5K của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh Covid-19
Năm 2020, sau 1 năm trồng vườn nho đã cho vụ quả ngọt đầu tiên với sản lượng 300kg. Đến vụ đầu tiên năm 2021 này, một nửa vườn nho của gia đình chị Hà đã thu hoạch sản lượng gấp 4 lần đạt 1,2 tấn và nửa vườn còn lại sẽ thu hoạch vào vụ tiếp theo. Tại vụ đầu tiên, bình quân cho thu hoạch 3kg/cây nho năm nay năng suất đã tăng dần theo độ tuổi của cây. Do đó, theo chị Hà trồng nho, vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng càng về sau càng tiết kiệm chi phí, cho thu nhập ổn định hơn. Với giá bán tại vườn như hiện nay là 140.000 đồng/kg, chắc chắn đây sẽ là hướng phát triển kinh tế cho thu nhập ổn định đối với người nông dân.
Chị Hà cũng cho biết thêm: Cây nho Hạ Đen không hạt rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng đồng đất nơi sịnh cùng gia đình sinh sống. Với sản lượng thu hoạch như hiện tại, gia đình chị Hà không đủ nguồn hàng để cung cấp cho thi thường. Để mọi người biết đến sản phẩm của mình, chị Hà cũng đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu sản phẩm qua trang cá nhân Faceboook, Zalo và thông qua anh em, họ hàng… Nhờ đó, mà đã có nhiều người đến trải nghiệm, check-in tại vườn. Các thương lái tự tìm đến, không có đủ hàng để bán.
Để vườn nho của gia đình phát triển bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định, thời gian tới, chị Hà có dự định sẽ đầu tư theo hình thức du lịch trải nghiệm trong ngày, nhằm vừa giới thiệu, quảng bá sản phẩm, vừa tạo điều kiện cho du khách ở các tỉnh lân cận có thể tham quan, check-in trong vườn nho của gia đình mình. Đặc biệt trong thời gian chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh việc đảm bảo 5K của Bộ Y tế rất được chị cùng các khách hàng luôn chú trọng.
Để mọi người biết đến sản phẩm của mình, chị Hà cũng đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu sản phẩm qua trang cá nhân Faceboook, Zalo và thông qua anh em, họ hàng… Chính vì vậy, có nhiều du khách đến thăm quan, thưởng thức và check-in. Trong thời gian chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh việc đảm bảo 5K của Bộ Y tế rất được chị cùng các khách thăm quan luôn chú trọng.
Từ thực tế trên, mô hình trồng cây nho Hạ Đen không hạt đã cho thấy sự năng động, mạnh dạn, của người nông dân trong tìm hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Có thể nói, trong những năm qua, thị xã Duy Tiên rất tích cực, khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích cây trồng có giá trị thấp sang các mô hình cây trồng có giá trị kinh tế cao, đồng thời người dân nơi đây rất năng động trong việc tìm tòi học hỏi đưa nhiều mô hình mới vào sản xuất bước đầu đã có những hiệu quả kinh tế nhất định.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Thập, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Duy Tiên khẳng định, nho Hạ Đen là một mô hình kinh tế có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, mô hình này vẫn đang trong quá trình quan sát, đánh giá hiệu quả. Hiện tại, chúng tôi đã cử cán bộ xuống nắm bắt, theo dõi mô hình cùng với chủ vườn, đồng thời luôn sẵn sàng đồng hành cùng người dân trong xây dựng thương hiệu, cũng như hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm nếu có nhu cầu. Sau quá trình quan sát, nghiên cứu, đánh giá nếu thấy đây thực sự là cây trồng phù hợp với đồng đất Trác Văn và cho hiệu quả kinh tế cao, phòng sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với UBND huyện chỉ đạo tổ chức nhân rộng trên địa bàn, tạo hướng đi mới phát triển kinh tế cho người dân và hướng tới đưa nho Hạ Đen không hạt trở thành đặc sản của địa phương.
Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.
Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.