Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 5 năm 2020 | 10:1

Trong thời gian cách ly xã hội, chất lượng không khí tốt hơn

Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay, chất lượng không khí tốt lên nhờ "cách ly xã hội" trong đại dịch Covid-19.

Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa có báo cáo về chất lượng môi trường không khí tại một số đô thị trong tháng 4/2020.

“Đây là thời gian nước ta thực hiện cách ly xã hội, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội tạm dừng nên chất lượng không khí ở nhiều đô thị đã được cải thiện hơn”- cơ quan này cho hay.

Kết quả quan trắc trong tháng 4/2020 cho thấy, hầu hết các đô thị trên cả nước đều có giá trị trung bình 24 giờ thông số bụi mịn PM2.5 nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.

Tuy nhiên, tại thủ đô Hà Nội, giá trị trung bình 24 giờ thông số PM2.5 đã vượt giới hạn cho phép trong một số ngày. Kết quả này thu được sau khi có kết quả quan trắc của 6 trạm quan trắc không khí tự động liên tục tại Hà Nội, Việt Trì (Phú Thọ), Hạ Long (Quảng Ninh), Huế (Thừa Thiên - Huế), Đà Nẵng, Khánh Hòa do Tổng cục Môi trường quản lý và 10 trạm tại Hà Nội do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội quản lý; 2 trạm tại Hà Nội, TPHCM của Đại sứ quán Mỹ.

Trong khoảng thời gian từ 1/4 đến 16/4, cả nước thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội (riêng Hà Nội, TPHCM thực hiện cách ly xã hội đến ngày 22/4), các hoạt động sản xuất, giao thông, du lịch, dịch vụ… hầu hết đều giảm hoặc dừng hoạt động nên đã tác động khá nhiều đến chất lượng không khí.

img-1290-jpg-9427-1585718370-2837-1588997206.jpg
Trong thời gian cách ly xã hội, Hà Nội vẫn có một số ngày trong tháng 4 chất lượng không khí ở mức kém và xấu.

 

Cũng trong khoảng thời gian này, tại miền Bắc là thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè, thời tiết biến động rõ rệt, xen kẽ những ngày nhiệt độ thấp, mưa ẩm (do ảnh hưởng của những đợt gió mùa đông bắc cuối cùng) là những ngày thời tiết nắng nóng, khô lặng gió, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao. Chính vì vậy, chất lượng không khí tại Hà Nội và một số đô thị miền Bắc cũng có sự biến thiên mạnh giữa các ngày.

“Theo dõi diễn biến chất lượng không khí trong tháng 4/2020 cho thấy, tuần đầu tiên của tháng 4 chất lượng không khí ở tất cả các đô thị duy trì ở mức khá tốt, không bị ô nhiễm bụi PM2.5 và các thông số khác.

Tuy nhiên, từ tuần thứ 2 của tháng 4, mặc dù vẫn trong thời gian cách ly nhưng tại một số đô thị, trong đó có Hà Nội, lượng phương tiện tham gia giao thông đã tăng lên, cùng với đó là tác động của yếu tố thời tiết (không mưa, lặng gió, có sương mù) dẫn đến một số ngày có giá trị PM2.5 tăng khá cao”, Tổng cục Môi trường cho hay.

Thống kê cho thấy, trong tháng 4/2020, Hà Nội có 11/30 ngày giá trị trung bình 24 giờ thông số PM2.5 vượt giới hạn cho phép.

Theo dõi diễn biến chất lượng không khí tại các khu vực nội thành của thủ đô Hà Nội, kết quả quan trắc cho thấy, tại trục giao thông lớn, khu vực có các công trình xây dựng đang hoạt động… đều có giá trị trung bình 24h thông số PM2.5 vượt giới hạn cho phép.

Mới đây nhất, Chiều 9/5, hệ thống quan trắc không khí tự động của Hà Nội cho thấy 5/10 điểm có chỉ số AQI ở mức kém. Cụ thể, trạm Trung Hoà (Cầu Giấy) là 134, Thành Công (Đống Đa) là 103, Phạm Văn Đồng là 119, Minh Khai (Bắc Từ Liêm) là 104. 

Tại miền Trung và Nam Bộ, trong tháng 4, do chưa có hệ thống các trạm quan trắc. Sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu vệ tinh của Sentinel-5p (Cơ quan vũ trụ châu Âu) thông qua mật độ NO2 (chất phát thải chủ yếu từ hoạt động giao thông và công nghiệp, nhóm nghiên cứu của Đại học Công nghệ (Đại học quốc gia Hà Nội) chỉ ra so với cùng kỳ tháng 4/2019, nồng độ NO2 ở Bắc Trung Bộ giảm Bắc Trung Bộ giảm 5%, Nam Trung Bộ giảm 12%, Đông Nam Bộ giảm 6%. Riêng Tây Nguyên tăng 2%, Đồng bằng sông Cửu Long tăng 5%.

Nếu so với tháng 3, trước khi giãn cách xã hội, mật độ NO2 ở các vùng đều giảm đáng kể, Bắc Trung Bộ giảm 15%, Đồng bằng sông Cửu Long giảm 9%, riêng Tây Nguyên tăng 0.03%.

Tại TP HCM, nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng, phân bố NO2 tập trung chủ yếu vào các quận trung tâm và giảm dần ở các quận xa hơn. Nồng độ NO2 của tháng 3, 4 so với cùng kỳ năm ngoái giảm lần lượt 16,6% và 14%.

Giải thích việc Tây Nguyên có dấu hiệu nồng độ N02 tăng, tiến sĩ Nguyễn Thị Nhật Thanh, đại diện nhóm nghiên cứu Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, "do ảnh hưởng khí tượng, hoặc do phía Lào đốt nương làm rẫy".

Ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nói lâu nay chính quyền Thủ đô và chuyên gia môi trường quan tâm tìm nguyên nhân gây ô nhiễm thì kết quả trong thời gian cách ly xã hội chính là dịp để đánh giá mức độ ảnh hưởng nguồn thải từ phương tiện giao thông.

 

 

 

PV (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top