Lượng gạo Trung Quốc nhập từ nước ta 3 tháng qua tăng gần gấp 4 lần so với năm trước. Điều đáng nói, các nhà nhập khẩu gạo Trung Quốc gom mua gạo Việt bằng cách đẩy mức giá mua cao nhất có thể.
Dữ liệu cho thấy xu hướng đảo ngược vì trước đây Trung Quốc nhập khá ít gạo từ Việt Nam. Mặt khác, nếu trước đây, Việt Nam lại nhập nhiều linh kiện điện thoại và điện thoại từ Trung Quốc thì nay lại đổi chiều.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt mức 162.000 tấn, chiếm 11% lượng xuất đi của Việt Nam.
Giá gạo mà Trung Quốc nhập của Việt Nam bình quân đạt 12,7 triệu đồng/tấn, tăng hơn 1,7 triệu đồng/tấn so với giá gạo bình quân nước này nhập của Việt Nam hồi năm trước.
Trong khi đó, giá gạo xuất của Việt Nam bình quân 3 tháng đầu năm hơn 10,7 triệu đồng/tấn. Như vậy, bình quân, giá gạoTrung Quốc nhập từ Việt Nam cao hơn 2,7 triệu đồng/tấn so với giá gạo mà Việt Nam bán cho nước khác.
Việc Trung Quốc tăng mua gạo của Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tiềm năng lương thực của nước này. Việc Trung Quốc tăng cường nhập nhập gạo của Việt Nam cũng đặt ra cho Việt Nam bài toán cân đối xuất khẩu và điều hành thị trường.
Điều đáng chú ý là giá gạo mà Trung Quốc nhập của Việt Nam hiện cao hơn rất nhiều so với "bạn hàng" gạo số 1 của Việt Nam là Philippines.
Ba tháng qua, Philippines đã nhập hơn nửa triệu tấn gạo của Việt Nam, giá bình quân chỉ 9,9 triệu đồng/tấn, mức giá này thấp hơn so với mức Trung Quốc nhập của Việt Nam đến 2,8 triệu đồng/tấn.
Ngoài gạo, 3 tháng qua, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, cùng điện thoại, linh kiện từ Việt Nam.
Số liệu của Hải quan Việt Nam cho biết, 3 tháng qua, các sản phẩm máy vi tính, điện tử, linh kiện Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt 2,5 tỷ USD, tăng hơn 730 triệu USD (tương đương 41%) so với cùng kỳ năm trước.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện Việt Nam xuất sang Trung Quốc 3 tháng qua đạt 1,9 tỷ USD, tăng 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, ước tăng gấp gần 3 lần (tương đương tăng khoảng 274%).
Mặc dù, Trung Quốc tăng nhập khẩu một số mặt hàng từ Việt Nam song rất nhiều loại hàng hóa từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc đã giảm mạnh, trong đó có mặt hàng thủy sản, dầu thô, quặng và khoáng sản.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Trung Quốc từ Việt Nam 3 tháng qua giảm hơn 56 triệu USD, chỉ đạt 140 triệu USD. Dầu thô Việt Nam xuất sang Trung Quốc giảm 50% về lượng, chỉ đạt gần 280.000 tấn; Mặt hàng quặng và khoáng sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc cũng giảm từ mức hơn 440.000 tấn năm trước, còn 360.000 tấn 3 tháng qua.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…