Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 7 năm 2017 | 1:46

Trung Sơn: Trăn trở thoát nghèo

Trung Sơn là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), với 12 dân tộc anh em chung sống ở 9 thôn bản, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 78,9%. Những năm qua, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Làm đường bê tông nông thôn tại thôn Nà Ho.

Ông Nguyễn Văn Dần, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn, cho biết: “Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM là cuộc cách mạng lớn, gắn liền với đời sống của nhân dân nên được bà con đồng lòng ủng hộ”.

Sau 6 năm triển khai chương trình, toàn xã đã có 730 hộ/919 hộ (đạt 79,4%) được sử dụng điện lưới quốc gia thường xuyên, an toàn; nhựa hóa 5km đường giao thông liên xã với chiều rộng 3m. Đường  trục thôn bê tông hóa được 7,896km/22,1km, đạt 35,7%; 12,35km/16,8km kênh mương được xây dựng kiên cố, đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất, đạt 73,5%; xã có 4 trường học thì trong đó có trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; xây mới được 7/9 nhà văn hóa thôn làm nơi sinh hoạt cộng đồng cho người dân; 7/9 thôn bản đạt danh hiệu  “Làng văn hóa”; xây dựng được 1 chợ trung tâm Nà Ho, là nơi trao đổi hàng hóa, tiêu thụ nông sản.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được nâng lên về chất lượng, trạm y tế xã đã được xây dựng kiên cố 2 tầng với đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 100%; số hộ được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh đạt 86,2%.

Chia sẻ về phong trào XDNTM, ông Hoàng Văn Đức, dân tộc Mông, ở thôn Làng Chạp, một trong những hộ thoát nghèo năm 2015 và cũng là một trong 10 hộ của thôn được thụ hưởng chương trình nước phân tán, hỗ trợ kinh phí đào giếng khoan, đường ống dẫn nước và téc chứa nước, cho biết: “Vào mùa khô, ở vùng này, nguồn nước rất hiếm, người dân phải đi xin nước từ những khu vực khác trong xã về sử dụng nhưng cũng chỉ đảm bảo tắm giặt chứ không thể ăn uống. Thế nhưng giờ đây, gia đình tôi đã có nước sạch dùng, không phải vất vả đi xin nước nữa”.

“Trong XDNTM, tiêu chí thu nhập vẫn là bài toán khó đối với Đảng bộ và chính quyền địa phương, thu nhập của người dân nâng lên thì nội lực sẽ được phát huy, giải quyết được nhiều tiêu chí đi kèm như: thu nhập, hộ nghèo, nhà ở dân cư... Tính đến tháng 11/2016, thu nhập bình quân của xã đạt 950.000 đồng/người/tháng, đây là con số quá khiêm tốn. Vì vậy,  Trung Sơn chú trọng thực hiện công tác giảm nghèo với nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, bằng cách tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển kinh tế với tổng dư nợ lên đến 30,5 tỷ đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, NHCSXH huyện. Kèm theo đó tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh các hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn”, ông Dần nhấn mạnh.

Trung Sơn hiện có 238 hộ kinh doanh cá thể, 1 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã nông - lâm nghiệp, 7 tổ hợp tác sản xuất (1 tổ sản xuất chè, 1 tổ sản xuất nấu rượu men lá, 3 tổ chăn nuôi lợn thịt, 1 tổ chăn nuôi ngan, 1 tổ thu mua nông sản). Xã cũng đẩy mạnh lồng ghép các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn như: 135, 134 của Chính phủ, dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn để tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo tiền đề, đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

 “Thời gian tới, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư từ các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà tài trợ để xã Trung Sơn đạt thêm nhiều tiêu chí”, ông Dần nói.

Kiều Thủy

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top