Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 3 năm 2017 | 9:56

Trường THCS Thụy Phương: ​Lớp học chắn gió bằng bạt!?

Dự án mở rộng và cải tạo Trường THCS Thụy Phương do Công ty CP Đầu tư Trúc Bạch là nhà thầu, với trị giá xây lắp và thiết bị hơn 24,2 tỷ đồng, thời gian thi công 290 ngày. Đến thời điểm hiện tại, công trình đã chậm tiến độ gần 1 năm nhưng các hạng mục vẫn chưa được hoàn thiện, khiến việc dạy và học của thầy trò bị ảnh hưởng đáng kể.

Môi trường dạy và học của thầy, trò Trường THCS Thụy Phương đang bị ảnh hưởng.

Theo phản ánh của một số phụ huynh học sinh, hơn 1 năm trở lại đây, quá trình học tập của con em họ tại Trường THCS Thụy Phương, phường Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội) bị ảnh hưởng do cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, chưa hoàn thiện.

Cụ thể, dãy nhà 2 tầng bên phải từ cổng trường đi vào không có cánh cửa chính hay cửa sổ, tất cả chỉ là những ô trống, phía dưới sân trường trở thành “bãi tập kết” vật liệu xây dựng.

Để khắc phục tình trạng trên, các thầy cô  phải dùng các tấm bạt khổ lớn để che đi những ô cửa sổ không cánh nhằm cản gió lùa, tránh tình trạng gió rét ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh. Tuy nhiên, biện pháp tạm thời trên không đem lại hiệu quả cao, sau khi quây bạt xong, cả thầy và trò đều bị mất đi nguồn ánh sáng tự nhiên khiến không gian lớp học trở nên bức bối.

Các khung cửa phải nhờ đến bạt che để tránh gió lùa.

Theo ghi nhận của phóng viên vào chiều 28/2, ngôi trường đang trong quá trình thi công dang dở, nhiều hạng mục như cổng, mở rộng và nâng cấp các lớp học vẫn còn ngổn ngang. Sân trường bề bộn, bụi bặm, không gian vui chơi của học sinh bị thu hẹp đáng kể; phần nền cứng của sân đã được bóc lên và không có dấu hiệu thi công lại, bụi trắng bốc lên mù mịt mỗi khi có phương tiện di chuyển qua.

Phía bên tay phải từ cổng vào là dãy nhà 2 tầng, học sinh phải học tập trong những lớp hoàn toàn không có cánh cửa sổ, những chiếc bạt mỏng được che chắn tạm bợ phía sau để ngăn những cơn gió lạnh và bụi từ vật liệu xây dựng bay vào.

Bên phía tay trái là một dãy nhà 2 tầng khác cũng đang được nâng cấp, xây dựng. Chiếc cổng trường mới cũng đang được xây dựng bên cạnh đống vật liệu như sắt, xe rùa, giàn giáo vứt ngổn ngang khiến khung cảnh nơi đây trở nên bừa bãi. Cách đó không xa, khu nhà thể chất mới hiện lên phần móng trơ trọi. Những cọc sắt tại phần móng do chịu mưa nắng quá lâu mà không được bảo quản nên đã có dấu hiệu hoen gỉ...

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này ngày 8/3, bà Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch UBND phường Thụy Phương, cho biết: “Phường vừa có cuộc làm việc với Ban quản lý dự án quận Bắc Từ Liêm và có đề xuất về tiến độ công trình tại Trường THCS Thụy Phương. Theo đó, yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng triển khai dự án, đồng thời hoàn thiện việc lắp cửa và lát nền sân trường trong cuối tháng 3 để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh”.

Theo quan sát của phóng viên, tính đến hết ngày 7/3, có 2 trong số 8 phòng học của dãy nhà C tại Trường THCS Thụy Phương được lắp hoàn thiện hệ thống cửa ra vào và cửa sổ khung nhôm lõi thép. Các phòng còn lại vẫn đang trong tình trạng phải “quây bạt tránh rét” cho học sinh.

Dưới sân trường là cát, đất tập kết khiến bụi mù mịt tạt vào lớp khi có gió lớn

Được biết, dự án mở rộng và cải tạo Trường THCS Thụy Phương đã được UBND huyện Từ Liêm (cũ) phê duyệt từ năm 2013. Ngày 11/9/2015, BQL dự án quận Bắc Từ Liêm đã công bố quyết định chọn nhà thầu cho dự án này là Công ty CP Đầu tư Trúc Bạch theo hình thức hợp đồng trọn gói. Thời gian thi công dự án là 290 ngày với giá trị xây lắp lên tới hơn 24 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay, dự án đã chậm tiến độ gần một năm, khiến cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh gặp nhiều khó khăn.

Đề nghị các ngành chức năng quận Bắc Từ Liêm vào cuộc, yêu cầu các bên sớm hoàn thiện công trình để đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Thanh Xuân

 

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top