Những năm qua, kinh tế trang trại (KTTT) ở Nghệ An đã khẳng định hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, phát triển KTTT hiện gặp nhiều vướng mắc, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm.
Trang trại chăn nuôi ở Nghệ An hiện gặp nhiều vướng mắc.
Khó tiêu thụ sản phẩm
KTTT ở Nghệ An đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần tham gia. Trên địa bàn có nhiều mô hình trang trại phát huy được tiềm năng, lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Mặc dù Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho KTTT phát triển và đã đạt được một số kết quả, song việc phát triển chăn nuôi quy mô trang trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo đánh giá chung, khó khăn lớn nhất hiện nay là khâu tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy, các chủ trang trại đang phải “tự thân vận động” là chính, chưa có sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chưa hình thành được các chuỗi liên kết, nên đầu ra của sản phẩm chưa thực sự ổn định. Khâu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi luôn trong tình trạng bấp bênh, hầu như các trang trại phải tự lo đầu ra.
Ông Nguyễn Trọng Thống, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Nghi Long (huyện Nghi Lộc) cho biết: “Trang trại 5ha đã được tôi đầu tư hạ tầng, xây dựng ao, chuồng quy mô. Giai đoạn đầu, tôi được sự đầu tư và chuyển giao công nghệ kỹ thuật nuôi thả của Sở Khoa học và Công nghệ. Trang trại nuôi cá chép giòn, cá trắm giòn, cá rô phi đường nghiệp, vịt trời, gà cỏ, lợn đen, đạt năng suất khá cao, được đánh giá có thể nhân rộng tới các hộ chăn nuôi cá thể. Nhưng sản phẩm gần như không có thị trường tiêu thụ ổn định. Trang trại thường xuyên phải kéo dài thời gian chăm thả, thậm chí phải bán dưới giá thành”.
Theo ông Thống, trang trại đã chủ động xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm, mở địa điểm bán hàng đến các siêu thị, khu chung cư, trực tiếp bán cho người tiêu dùng tại các nhà hàng, trường học, bếp ăn tập thể. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ không nhiều.
Bên cạnh đó, việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn. Việc xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm mặc dù được quan tâm chỉ đạo, song số lượng chưa nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các trang trại.
Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm
Để giúp trang trại khắc phục khó khăn, có thị trường tiêu thụ sản phẩm, các trang trại chăn nuôi rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc phối hợp, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đất đai, chính sách tín dụng nhằm khơi dòng vốn vay ưu đãi cho nông dân, đặc biệt là đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, ngành ngân hàng cần có chính sách thông thoáng hơn cho người dân được tiếp cận nguồn vốn vay trung, dài hạn, đầu tư phát triển chăn nuôi.
Mong rằng những khó khăn, bất cập của trang trại chăn nuôi từng bước được tháo gỡ. Đây cũng được xem là tiền đề quan trọng để các trang trại chăn nuôi ở Nghệ An phát triển; là yếu tố quan trọng để ngành chăn nuôi phát triển tập trung, theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp. Có như vậy, việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh mới có bước chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…