Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 12 năm 2018 | 13:30

TT GDNN-GD thường xuyên Võ Nhai: Chú trọng chất lượng đào tạo

Vượt qua mọi khó khăn, những năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Nhờ đó, học viên, học sinh có kiến thức vững vàng khi hoàn thành khóa học, khóa đào tạo.

tr2d.jpg
Lãnh đạo Trung tâm trao cây giống cho học viên tốt nghiệp khóa đào tạo nghề nông.

Thực tế khó khăn

Võ Nhai là địa phương có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu. Toàn huyện có 11/15 xã, thị trấn thuộc khu vực III, 04 đơn vị hành chính thuộc khu vực II. Nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí chưa cao. Bởi vậy, công tác tuyển sinh khối giáo dục thường xuyên (THPT) gặp nhiều khó khăn, hầu như hàng năm, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Võ Nhai  không tuyển đủ học sinh vào khối 10 theo chỉ tiêu được giao.

Học sinh học tại Trung tâm đa phần   không đủ điều kiện vào học tại các trường THPT công lập và những đối tượng đã nhiều tuổi như một số cán bộ cấp xã hay  học viên thuộc diện hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn,...

Mặt khác, nhu cầu đào tạo nghề phi nông nghiệp của người dân cũng không nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tuyển sinh của Trung tâm.

Đổi mới công tác quản lý

Quyết tâm vượt khó, Ban giám đốc Trung tâm đã đoàn kết, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của đơn vị, không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện tốt mọi nội quy, quy chế, nề nếp hoạt động; đảm bảo 100% cán bộ giáo viên luôn hoàn thành nhiệm vụ.

Ở các tổ chuyên môn, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên nhằm kịp thời nhắc nhở cán bộ, giáo viên thực hiện chưa tốt; nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt tổ, xây dựng nội dung sinh hoạt phải bám sát theo các hoạt động của trung tâm và thực hiện nghiêm túc những quy định về chuyên môn; quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có của đơn vị,...

Nâng cao chất lượng đào tạo

Ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm, cho biết: Để nâng cao chất lượng đào tạo, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác quản lý, nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy và học sao cho phù hợp với điều kiện của các đối tượng học sinh được chúng tôi hết sức quan tâm. Việc nâng cao chất lượng luôn được gắn với trách nhiệm của Ban giám đốc, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, nội dung sinh hoạt chủ yếu đi sâu vào vấn đề cụ thể, thiết thực; việc trao đổi, rút kinh nghiệm giờ dạy, thảo luận giải pháp dạy học cũng được thực hiện thường xuyên,...

Năm học 2017 – 2018, kết quả học lực khối 10, số học sinh đạt khá chiếm 28,6%; khối 11 đạt khá 14,3%;  khối 12 đạt khá trên 40%; không có học sinh xếp loại học lực yếu kém. Về xếp loại hạnh kiểm, hầu hết các em đều đạt từ khá trở lên, chỉ 02 học sinh có hạnh kiểm trung bình.

Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên bám sát địa bàn, phối hợp tốt với UBND các xã, thị trấn, điều tra, xác minh chính xác nhu cầu cần đào tạo nghề của người dân, qua đó, đề xuất với các cơ quan chức năng mở lớp học nghề phù hợp.

Năm 2018, Trung tâm tổ chức được 8 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã Nghinh Tường, Sang Mộc, La Hiên, Dân Tiến, Tràng Xá với 250 người tham gia; các ngành nghề được đào tạo như chế biến chè, nuôi và trị bệnh cho gà, trồng cây có múi.

Trong quá trình đào tạo, giảng viên đã thực hiện tốt quy trình đào tạo, kết hợp giữa học lý thuyết đi đôi với thực hành. Học viên sau khi được trang bị kiến thức đã tự tin áp dụng vào sản xuất, nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên khá - giàu.

Bên cạnh công tác đào tạo, Trung tâm còn là địa chỉ tin cậy để người dân và doanh nghiệp giao dịch việc làm. Hàng tuần, tại Trung tâm đều có nhiều doanh nghiệp về tuyển dụng lao động. Điều này giúp  học viên có cơ hội tìm việc làm, có thu nhập ổn định.

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top