Quả uơi được xem là “lộc rừng” của bà con khu vực miền núi Nam Đông, A Lưới. Tuy nhiên, việc khai thác quả ươi khá khó khăn nên nhiều người đang dùng biện pháp chặt hạ cây để lấy hạt khiến môi trường cảnh quan bị ảnh hưởng.
Quả ươi hay còn gọi là quả đười ươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: tinh bột, sterculin, bassorin, chất béo... giúp người dùng giải nhiệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể, lợi yết hầu, nhuận tràng. Ngoài ra, quả ươi còn được sử dụng cho những người bị ho khan, viêm họng, nhiệt táo, sốt, đại tiện phân đen, nôn ra máu, chảy máu cam...
Bên cạnh đó, 04 năm cây ươi mới ra hoa, kết trái 01 lần khiến nó càng có giá trị cao hơn. Cụ thể, tham khảo giá thị trường của loài quả này thường dao động trong khoảng 300.000 – 400.000 đồng/01 kg. Do đó, việc khai thác ươi giúp người dân cải thiện đời sống của mình và họ thường xem loài quả này là “lộc rừng”.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, hiện nay trên diện tích rừng tự nhiên thuộc địa bàn, nhiều cây ươi đang ra hoa, kết quả, dự báo từ tháng 6 đến tháng 8 quả ươi sẽ chín và phát tán quả…
Hình thức khai thác đáng lẽ phải đợi quả chín rụng rồi thu lượm, tuy nhiên, những năm gần đây, việc khai thác bằng hình thức đốn hạ cây, tận diệt diễn ra khá ồ ạt đã ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường sinh thái.
Ông A Kơ Văn Một, phụ trách Đội tuần tra bảo vệ rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới cho biết, năm nay, ươi được mùa hơn so với các năm trước. Do đặc điểm là loài cây thân gỗ, mọc thẳng, không nhánh, rất khó để leo lên cây nên nhiều người dân đã thực hiện hành vi đốn hạ cây ươi để lấy quả. Đây là hình thức khai thác tận diệt vì không chỉ cây ươi bị đốn hạ mà còn làm cho những cây khác ở lân cận bị gãy đổ theo, ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái. Cho nên, khi đến mùa ươi, lực lượng chức năng phải rất vất vả để ngăn chặn tình trạng khai thác này.
Trước tình hình này, ngay từ đầu mùa vụ ươi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Chi cục kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ rừng, các hạt kiểm lâm đẩy mạnh các biện pháp để ngăn chặn tình trạng khai thác tận diệt loài cây này.
Ông Văn Thân, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới thông tin, ngoài chốt chặn, tuần tra, truy quét, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm, lực lượng đơn vị còn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân địa phương tích cực tham gia bảo vệ cây ươi.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay đã có hàng trăm poster, áp phích, trích dẫn quy định của pháp luật về nghiêm cấm, xử lý vi phạm khai thác, vận chuyển ươi đã được treo ở các điểm công cộng, cửa rừng để tuyên truyền, hàng chục ngàn tờ rơi đã được phát đến tận tay người dân, cùng hàng loạt cuộc tuần tra, truy quyét, chốt chặn... đã được thực hiện.
Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm cũng đã tham mưu sở ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các chủ rừng đăng ký, xây dựng kế hoạch tổ chức thu hái giống hạt ươi trong khu vực rừng đã giao theo đúng quy định để bảo tồn tài nguyên rừng, khai thác bền vững sản phẩm của loài cây này.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.