UVTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và đoàn công tác của Quốc hội đã thăm dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Chuyến thăm của đoàn công tác tại dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền diễn ra vào chiều ngày 3/7.
Theo đó, Đoàn công tác của Quốc hội do UVTW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm trưởng đoàn. Cùng đi với đoàn công tác, về phía lãnh đạo tỉnh có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng các sở ngành liên quan.
Báo cáo trước đoàn công tác, Tập đoàn Quế Lâm cho biết, có được sự độc đáo, đa hiệu quả của trang trại thuộc tổ hợp 4F là nhờ sự hội tụ tổng hòa các giải pháp về chuồng nuôi, áp dụng an toàn vệ sinh cho chuồng nuôi và quản lý môi trường, thức ăn và thức uống, con giống.
Cụ thể, theo báo cáo, trang trại 4F của Tập đoàn Quế Lâm thực hiện không nước tắm, không nước rửa chuồng, chỉ tiêu tốn 3 - 4 lít nước/lợn/ngày để uống và hoàn toàn không nước thải, không mùi hôi.
Cùng với đó, trang trại 4F của Tập đoàn Quế Lâm đã áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới trong quản lý môi trường chăn nuôi như ứng dụng chế phẩm vi sinh vật từ Nhật Bản cung cấp cấp vào nước uống thức ăn, đệm lót; men vi sinh trong đệm lót và phun sương bao phủ toàn bộ chuồng nuôi khiến vi sinh vật gây bệnh không thắng được vi sinh vật có lợi để tấn công vật nuôi...
Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Quế Lâm cho biết, quy mô đầu tư dự án gồm: nhà máy xay xát, chế biến lúa gạo hữu cơ, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Quy mô đầu tư dự án Trại chăn nuôi heo theo công nghệ Nhật Bản với công suất thiết kế 50 con heo nái/năm và 10 con heo đực giống/năm, sản phẩm, dịch vụ cung cấp mỗi năm khoảng 1.000 con heo thịt.
Sau khi nghe báo cáo và tham quan thực tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá tính hiệu quả của dự án, cho rằng Quế Lâm là đơn vị có tư duy tiên phong, đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết được các bài toán khó trong chăn nuôi lợn. Mô hình này giúp người chăn nuôi luôn có đầu vào và đầu ra ổn định, có lãi; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn dịch bệnh... đây là mô hình phát triển nông nghiệp cần được nhân rộng giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự quan tâm và hỗ trợ của tỉnh Thừa Thiên Huế để dự án được triển khai hiệu trên địa bàn, đề nghị tỉnh tiếp tục tạo điều kiện để công ty mở rộng quy mô nhằm hình thành vùng sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ lớn, có thương hiệu.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.