UBND tỉnh Thừa Thiên -Huế đã có văn bản yêu cầu tạm đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, vui chơi giải trí không cần thiết. Theo ghi nhận, yêu cầu của UBND tỉnh đang được thực hiện một cách nghiêm túc.
Ngày 26/3, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có văn bản yêu cầu tạm đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, vui chơi giải trí không cần thiết như karaoke, mát xa, quán bar vũ trường, rạp chiếu phim, sân vận động, quán cà phê, quán ăn nhà hàng…, khuyến khích việc bán hàng qua mạng, giao tận nhà và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người cùng một chỗ.
Ghi nhận của PV trong 28/3, hàng loạt quán cà phê, ăn sáng trên địa bàn thành phố Huế và các huyện, thị xã lận cận đã đồng loạt đóng cửa. Cùng với đó các biển thông báo “xin thông cảm, quán tạm nghỉ” hoặc “alo ship” hoặc “có cà phê, thức uống mang về”… được treo tại nhiều quán trên các đường như Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Lê Quý Đôn…
Quản lý quán cà phê Hương Thời Gian (đường Hai Bà Trưng, thành phố Huế) cho biết, thời điểm này quán chuyển sang giao đồ uống đến tận nhà cho khách có nhu cầu. Tuy nhiên, nhiều người có tâm lý hạn chế tiếp xúc với người khác nên số lượng bán giảm đi rất nhiều và đương nhiên là doanh thu giảm rõ rệt.
Dẫu vậy, trước tinh thần “chống dịch như chống giặc” của toàn xã hội, việc đóng cửa để hạn chế việc tập trung đông người là cần thiết và quán sẽ thực hiện nghiêm túc yêu cầu này của UBND tỉnh, quản lý quán cà phê Hương Thời Gian chia sẻ.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận lại về việc thực hiện yêu cầu tạm đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, vui chơi giải trí không cần thiết của UBND tỉnh tại thành phố Huế:
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.