Cơ quan chức năng huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã tiến hành ra quân cưỡng chế hàng loạt vị trí san lấp mặt bằng trái phép tại xã Lộc Tiến trong đó có thửa đất mà ông Nguyễn Xuân Hải tự ý san lấp trước đó.
Ngày 31/3, thông tin đến Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Hinh, Đội trưởng Đội quản lý đô thị huyện Phú Lộc cho biết, trong 02 ngày 30 và 31/3, cơ quan chức năng huyện Phú Lộc tiến hành cưỡng chế 11 vị trí san lấp mặt bằng trái phép trên địa bàn. Trong đó, ngày 30/3, cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế 6 vị trí, ngày 31/3, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tiến hành cưỡng chế các vị trí còn lại.
Trong quá trình tiến hành cưỡng chế, chúng tôi đã huy động 6 xe ben và 02 xe múc để múc và vận chuyển đất từ các vị trí vi phạm để chuyển đến bãi tập kết của xã. Trước mắt, kinh phí tiến hành cưỡng chế sẽ do xã tự chi trả, ông Hinh cho biết.
Cũng theo thông tin từ phía ông Hinh, dù đã ra quyết định xử phạt và tổ chức gặp gỡ giữa cơ quan chức năng và người vi phạm, tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn không có cá nhân vi phạm nào nộp phạt. “Có thu được của người nào đâu. Đa số cứ dạ dạ vậy chứ có nộp đâu”, dẫn lời ông Hinh.
Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến Phan Văn Cường cho biết, số lượng đất đá được múc đi từ các vị trí vi phạm được tập kết và san lấp mặt bằng thấp trũng tại địa phương. Cùng với đó, do đang tiến hành cưỡng chế nên hiện nay phía UBND xã và lực lượng chức năng vẫn chưa có thống kê số liệu thống kê cụ thể về kinh phí chi trả cho việc cưỡng chế, khối lượng đất đá và diện tích đã cưỡng chế.
Ông Cường khẳng định, phía UBND xã sẽ chi trả chi phí cho quá trình cưỡng chế các vị trí san lấp mặt bằng trái phép trên địa bàn.
Trước đó như Kinh tế nông thôn đã đưa tin về việc ông Nguyễn Xuân Hải (trú tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) san lấp mặt bằng trái phép tại thửa đất số 28, 37 tờ bản đồ số 54 tọa lạc tại thôn Phú Gia, xã Lộc Tiến (đất do UBND xã Lộc Tiến quản lý) khiến dư luận bức xúc.
Liên quan đến vụ việc trên, qua tìm hiểu của PV, được biết, tại xã Lộc Tiến từ năm 2019 đến nay có 18 trường hợp san lấp mặt bằng trong phạm vi đất dành cho hành lang đường bộ (trong đó, năm 2019 có 14 trường hợp, năm 2020 có 4 trường hợp).
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.