Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu với 13 xã biên giới, 15/18 xã đặc biệt khó khăn, tổng dân số toàn huyện trên 75.000 người, trong đó có 94% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh (KCB) cho đồng bào các dân tộc trong huyện gặp rất nhiều khó khăn.
Mặc dù vậy, với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Sở Y tế và các cấp chính quyền cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực cao của tập thể cán bộ, nhân viên, Trung tâm Y tế (TTYT) Phong Thổ đã chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bác sỹ Phùng Thị Lai, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ.
Bác sỹ Phùng Thị Lai, Giám đốc Trung tâm cho biết: Xác định công tác KCB là một trong những nhiệm vụ then chốt, ngay từ những tháng đầu năm 2017, các đơn vị trực thuộc TTYT Phong Thổ đã tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng KCB; khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc; đảm bảo đủ thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác KCB cho nhân dân trên địa bàn.
Đối với các chương trình y tế quốc gia, đơn vị đã thực hiện tốt các quy định về thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Cùng với việc làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh, VSATTP, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS - đặc biệt là các xã có chung đường biên với Trung Quốc, TTYT Phong Thổ đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch sởi, tay chân miệng; tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế tại địa phương, tạo sự chuyển biến mới về nhận thức phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường làng bản của nhân dân.
Để nâng cao chất lượng KCB, trung tâm luôn quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, 5 năm qua đơn vị đã cử hàng chục lượt cán bộ, bác sỹ, y sỹ đi đào tạo nâng cao trình độ. Ngoài ra, còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức từ tuyến huyện, xã, thôn bản; cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn tại tỉnh, Trung ương 3 tháng, 6 tháng theo hình thức cầm tay chỉ việc, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật của tuyến trên, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực hồi sức cấp cứu, ngoại khoa, sản khoa.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn tập trung củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Tính đến 30/6/2017, toàn đơn vị có 305 cán bộ nhân viên, trong đó có 32 bác sĩ đang công tác tại Trung tâm y tế huyện, 3 phòng khám khu vực (đạt tỷ lệ 3,9 bác sĩ/ vạn dân); 178 y tế thôn bản, 32 cô đỡ thôn bản, mỗi trạm y tế xã có 5-7 cán bộ, 100% số xã có 1-3 y sĩ và cán bộ dược; trên 83,3% số xã có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi. Ngoài ra, còn có 23 cán bộ hợp đồng làm việc tại 1 cơ sở điều trị và 6 cơ sở cấp phát thuốc Methadone.
Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2017, tổng số lượt khám, chữa bệnh tại các đơn vị của trung tâm là 124.223 lượt người, phấn đấu hết năm 2017 sẽ đạt 179.105 lượt người. Tổng số lần điều trị nội trú đạt 6.931 lượt và phấn đấu đến hết năm 2017 sẽ đạt 8.000 lượt người.
BS.Phùng Thị Lai khẳng định, từ nay đến hết năm 2017 và năm 2018, trung tâm sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn hơn nữa hệ thống các cơ sở y tế trên địa bàn cũng như đổi mới phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế đặc biệt tại bệnh viện huyện, tăng cường đưa các dịch vụ y tế đến gần dân hơn.
“Bên cạnh đó, trung tâm sẽ thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chương trình y tế quốc gia, dự án y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tăng cường củng cố mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo triển khai chất lượng và hiệu quả các chương trình, mục tiêu y tế tại địa phương, góp phần tích cực hơn nữa trong công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện”, bác sỹ Lai nhấn mạnh.
Hiện, TTYT huyện Phong Thổ có 1 bệnh viện ĐK và 3 phòng khám ĐK khu vực với 110 giường bệnh tuyến huyện; 1 đội y tế dự phòng; 1 đội chăm sóc sức khỏe sinh sản với 176 cán bộ, viên chức tuyến huyện và 18 trạm y tế xã, thị trấn, với tổng số giường bệnh tuyến xã là 72 giường bệnh cùng 129 cán bộ y tế tuyến xã. |
Đỗ Hùng
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.