Nhìn từ sự bứt phá của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc hiện tại so với thời điểm vài năm trước, có thể thấy rõ tiềm năng của Vân Đồn lúc này khi mọi yếu tố quan trọng giúp thị trường du lịch nghỉ dưỡng bứt phá đều đã hội tụ.
“Bước ngoặt” của BĐS Phú Quốc
Những năm 2012 - 2013, Phú Quốc còn là hòn đảo khá vắng vẻ với diện tích rừng và đất hoang không có người canh tác rộng lớn. Dù được thiên nhiên ưu ái cảnh sắc đẹp và độc đáo nhưng ngành du lịch Phú Quốc lúc này vẫn chưa phát triển, cả năm chỉ đón khoảng hơn 600 ngàn lượt khách, trong đó có tới 80% là khách nội địa.
Phải đến khi được đầu tư cơ sở hạ tầng gồm sân bay quốc tế, các trục đường chính quanh đảo, đường cáp ngầm đưa điện ra đảo, đặc biệt có thêm sự xuất hiện của các dự án nghỉ dưỡng hiện đại, quy mô của những thương hiệu lớn, uy tín như Vin Group, CEO Group, Sun Group…, bất động sản Phú Quốc bắt đầu “gây sốt” giới đầu tư; du lịch nghỉ dưỡng đảo Ngọc nhờ thế cũng cất cánh mạnh mẽ.
Nhờ phát triển đồng bộ hạ tầng tạo đà cho du lịch nghỉ dưỡng phát triển, giá BĐS nghỉ dưỡng Phú Quốc hiện nay đã tăng vọt so với thời điểm cách đây vài năm.
Mặc dù mức giá tại các dự án nghỉ dưỡng nhiều tiện ích ở Phú Quốc lúc bấy giờ vẫn được coi là “thấp” so với các dự án quy mô tương tự ở những “trung tâm du lịch” như Nha Trang, Đà Nẵng... nhưng không ít nhà đầu tư vẫn tỏ ra dè dặt bởi không dám chắc vào cơ hội bứt phá của một hòn đảo xa xôi.
Nhưng chỉ vài năm sau đó, các nhà đầu tư thức thời “xuống tiền” đúng thời điểm đã được hưởng “trái ngọt” bởi đảo Ngọc đã chuyển mình ngoạn mục thành “thiên đường du lịch” được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Từ lượng khách ít ỏi vài trăm nghìn mỗi năm, năm 2019 Phú Quốc đã đón trên 4 triệu lượt khách, đóng góp tới hơn 90% doanh thu ngành du lịch của toàn tỉnh Kiên Giang.
Giá bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc cũng tăng gấp nhiều lần, được ví như “tấc đất tấc vàng”. Điển hình như tại khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Villas & Resorts ở khu vực Bãi Trường, một số căn shophouse vào thời điểm mở bán năm 2015 giá khoảng hơn 5 - 6 tỷ đồng/căn thì đến nay thị trường đang giao dịch với mức tăng ấn tượng và dao động từ 17 - 20 tỷ đồng/căn (tăng gấp 3-4 lần).
Nhìn khoản gia tăng lãi vốn theo cấp số nhân, không ít nhà đầu tư đã cảm thấy “tiếc hùi hụi” khi trước đây không đầu tư vào dòng sản phẩm này.
Không riêng bất động sản nghỉ dưỡng, giá đất nói chung tại Phú Quốc đều có sự tăng trưởng đáng kể. Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, khoảng 10 năm trước, giá đất tại khu vực trung tâm Phú Quốc cao nhất chỉ khoảng 20 triệu/m2, nhưng đến nay đã tăng gấp 5 - 7 lần. Giá đất mặt tiền trục đường Trần Hưng Đạo khoảng từ 70 - 100 triệu/m2; mặt đường từ cầu Nguyễn Trung Trực đến vòng xoay sân bay cũ khoảng từ 100 - 150 triệu đồng/m2; đường 30/4 khoảng từ 100 - 180 triệu đồng/m2...
Đầu tư BĐS Vân Đồn: Thời cơ đã tới!
Nhìn từ câu chuyện “đảo Ngọc” trước và sau khi “tăng tốc”, có thể dễ dàng liên tưởng đến bức tranh lạc quan của thị trường Vân Đồn (Quảng Ninh) tại thời điểm hiện tại. Bởi Vân Đồn lúc này có nhiều điểm khá tương đồng với Phú Quốc thời kỳ bắt đầu phát triển.
Vân Đồn sở hữu nhiều tiềm năng để trở thành điểm đến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp trong tương lai.
Là huyện đảo sở hữu cảnh vịnh biển đẹp như tranh vẽ và nhiều danh thắng nổi tiếng nhưng ngành du lịch Vân Đồn vẫn chưa thể phát triển xứng tầm với những tiềm năng vốn có. Phải tới thời gian gần đây, khi hạ tầng giao thông Vân Đồn có những bước phát triển thần tốc, tiềm năng về du lịch nghỉ dưỡng của “đất Rồng” mới thực sự gây chú ý giới đầu tư.
Có thể nói hiếm vùng đất nào được đầu tư lớn, nhanh và đồng bộ chỉ trong một thời gian ngắn như Vân Đồn. Chỉ trong 2-3 năm, cảng hàng không quốc tế đã đi vào hoạt động, hệ thống đường cao tốc ngày càng nối dài, các trục đường tỉnh lộ, giao thông nội khu dần mở rộng, hoàn thiện; bến cảng Ao Tiên công suất hơn 2 triệu khách cũng sắp sửa khởi công… Tất cả những công trình đó đang dần “hòa nhịp” giúp Vân Đồn trở thành mảnh đất vàng, thuận tiện kết nối với mọi “đầu cầu” trong nước cũng như quốc tế.
Do Vân Đồn được định hướng để trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí, du lịch biển đảo cao cấp nên chính quyền địa phương cũng dành nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch tại đây. Nhờ đó, hàng loạt chủ đầu tư tầm cỡ đã đồng loạt xuất hiện tại Vân Đồn như Sun Group, CEO Group, Vingroup, FLC, BIM Group, HD Mon…, kéo theo những dự án quy mô “khủng” được cấp phép đầu tư và triển khai.
Những dự án như Sonasea Vân Đồn Harbor City góp phần hoàn thiện hạ tầng du lịch cho Vân Đồn.
Tiêu biểu trong số đó có dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City do CEO Group đầu tư tại xã Hạ Long với quy mô 358,3ha trải dài trên 2,2km đường bờ biển tại Bãi Dài. Xây dựng theo mô hình “All - in - one” nên cùng với tổ hợp khách sạn 1.000 phòng Sonasea Vân Đồn Complex, dự án còn phát triển nhiều dịch vụ, tiện ích độc đáo như: khu công viên chủ đề ấn tượng, đảo riêng tư Sonasea Island Retreat lần đầu xuất hiện tại Vân Đồn và bến du thuyền dành cho giới thượng lưu…
Tại đây, mô hình kinh tế ban đêm dự kiến sẽ được thí điểm trên đại lộ ánh sáng Sonasea Orchard, nơi sẽ hình thành một trong những khu mua sắm, vui chơi, giải trí sôi động bậc nhất Vân Đồn trong tương lai. Bên cạnh khu phố thương mại Singapore Shoptel đã hiện hữu và được cấp sổ đỏ vĩnh viễn, tổ hợp khách sạn và khu bãi tắm cũng chuẩn bị được khởi công vào quý IV/2002, góp phần hoàn thiện bệ phóng đưa Vân Đồn thành điểm đến du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn bậc nhất khu vực miền Bắc.
Hội tụ đủ yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” trong khi mức giá vẫn chưa tăng nhiệt mạnh, BĐS nghỉ dưỡng Vân Đồn được các chuyên gia nhận định là đã đến thời điểm “vàng” để đầu tư bởi thời điểm luôn là yếu tố sống còn. Đợi đến khi Vân Đồn phát triển vượt trội và trở thành điểm đến của hàng triệu du khách, những nhà đầu tư còn chần chừ sẽ phải tiếc nuối vì đã để vuột khỏi tay cơ hội hiếm có tăng giá trị tài sản BĐS lên gấp nhiều lần, giống như những nhà đầu tư chậm chân tại Phú Quốc vài năm về trước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.