KTNT - Tương Dương được đánh giá là huyện đi đầu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại khu vực miền núi cao của tỉnh Nghệ An. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, Tương Dương đang phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu thoát nghèo vào năm 2020.
Người dân huyện Tương Dương làm đường giao thông nông thôn.
Ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé thăm xã Tam Quang, địa phương có nhiều đổi thay trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đường nhựa, điện thắp sáng được kéo về đến tận thôn, bản. Trò chuyện với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Tam Quang Lô Văn Lý chia sẻ: “Nhiều năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư tương đối đồng bộ, bài bản… Hiện, xã đã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới”.
Bên những ngôi nhà sàn kiên cố, vững chãi được xây dựng theo quy hoạch ô bàn cờ rất quy củ là những con đường bê tông khang trang, sạch sẽ. Ông Lý cho biết thêm: “Cán đích nông thôn mới, người dân trong xã vô cùng phấn khởi bởi nỗ lực sau nhiều năm đã trở thành hiện thực. Hiện, xã đang tập trung chuẩn bị để đầu năm 2018 đón danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới”.
Rời Tam Quang chúng tôi tìm đến xã Tam Thái, một trong hai xã điểm XDNTM của huyện Tương Dương. Trong 5 năm triển khai thực hiện chương trình, Tam Thái đã huy động gần 67 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới. Ông Vang Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã, cho hay: “Sau một năm về đích nông thôn mới, cái được lớn nhất của địa phương là hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư. Người dân đã biết thay đổi phương thức làm ăn, từ độc canh cây ngô, cây lúa nay đã biết sản xuất theo hướng hàng hóa với nhiều loại cây - con có giá trị kinh tế cao. Hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi khác được xây dựng và khai thác có hiệu quả. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đạt 26,7 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,7%; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững; Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể trong sạch vững mạnh.
Là huyện vùng cao 30a, song kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Tương Dương đã phản ánh toàn diện sự quyết tâm, tinh thần đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, Tương Dương đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình mới đã và đang được nhân rộng. Kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các làng nghề dần được phục hồi như: Mây tre đan, dệt thổ cẩm…tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn; đảm bảo an sinh xã hội. Chính vì thế, đời sống của người dân dần ổn định, thu nhập không ngừng được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 71,3% (năm 2010) xuống còn 49,84% hiện nay.
Chanh leo là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Tương Dương
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An về việc hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn, các xã vào cuộc quyết liệt từ tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, hiến tài sản để giải tỏa mặt bằng, hành lang giao thông và đóng góp kinh phí, đóng góp ngày công để làm đường giao thông nội bản. Tổng số lượng xi măng được hỗ trợ là 14.200 tấn, đến nay các xã đã nhận được 13.500 tấn và làm được trên 90km đường bê tông, số cát sỏi nhân dân đóng góp là 49.860m3, huy động 120.207 công, nhân dân hiến đất, hiến cây cối hoa màu, quy ra tiền là 75,63 tỷ đồng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới có tác động lớn, tạo sự chuyển biến tích cực, rộng rãi trong khu vực nông thôn.Công tác giáo dục - đào tạo; y tế, chăm sóc sức khỏe ngày một phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.Tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn tiếp tục được giữ vững.
Nông thôn mới ở Tương Dương bước đầu đạt được kết quả, đến nay ba xã Thạch Giám, Tam Thái và Tam Quang đã đạt chuẩn, cũng là 3 xã 30a đầu tiên của tỉnh đạt danh hiệu này, trong đó Tam Quang là xã biên giới đầu tiên của cả nước đạt chuẩn; các xã còn lại đều tăng từ 1-4 tiêu chí; đặc biệt trên địa bàn huyện không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí.
Đình Lam - Huyền Trang
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.