Đã gần 4 tháng nay, hơn 1.000 hộ dân ở huyện Chiêm Hóa vẫn chưa nhận được kinh phí do UBND tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra. Trước đó, UBND huyện Chiêm Hóa đã tạm ứng 1,5 tỷ đồng để các xã hỗ trợ cho người dân nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với con số hàng trăm hộ dân bị thiệt hại.
UBND huyện Chiêm Hóa đã có quyết định hỗ trợ cho 3 xã, thị trấn 1,5 tỷ đồng nhưng đến nay người dân ở xã Phúc Thịnh và thị trấn Vĩnh Lộc vẫn chưa nhận được tiền.
Ngày 3/4/2016, trên địa bàn huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) xảy ra mưa đá gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu của người dân. Để kịp thời giúp nhân dân khắc phục hậu quả, ngày 8/4/2016, huyện Chiêm Hóa có quyết định phê duyệt giao bổ sung dự toán kinh phí năm 2016 cho UBND các xã: Tân Thịnh, Phúc Thịnh và thị trấn Vĩnh Lộc với tổng số tiền 1,5 tỷ đồng (mỗi xã, thị trấn 500 triệu đồng). Có tiền, UBND xã Tân Thịnh đã rà soát đối chiếu các hộ bị thiệt hại và tạm ứng mỗi hộ 30%/tổng thiệt hại, việc làm kịp thời này đã nhận được sự đồng thuận của người dân.
Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng làm được như vậy. Người dân xã Phúc Thịnh và thị trấn Vĩnh Lộc hiện vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Ông Lê Anh Xuân, Trưởng thôn Trung Tâm (Phúc Thịnh), cho biết, thôn có 45 hộ bị thiệt hại từ 30% trở lên với tổng số 3.847 tấm Prôximăng bị hỏng, 32 hộ thiệt hại lúa với 25.899m2 và 24.604m2 hoa màu. Trong các cuộc họp, chúng tôi đã ý kiến nhưng xã nói phải làm số liệu chính xác mới hỗ trợ. Nhiều người thắc mắc số tiền 500 triệu đồng xã lấy về đang nằm ở đâu, do ai quản lý?
Ông Ngô Đình Sỹ, Phó chủ tịch UBND xã Phúc Thịnh, cho biết, huyện cho xã tạm ứng 500 triệu đồng nhưng chưa hướng dẫn chi như thế nào nên xã chưa dám chi, hiện số tiền trên vẫn ở Kho bạc. Trong khi đó, ông Nguyễn Song Tùng, Giám đốc Kho bạc huyện Chiêm Hóa khẳng định, xã Phúc Thịnh đã rút 500 triệu đồng từ ngày 22/4, chỉ có thị trấn Vĩnh Lộc chưa rút.
Ngày 26/5, tỉnh Tuyên Quang có quyế định hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngày 26/5/2016, UBND tỉnh Tuyên Quang có Quyết định số 734/QĐ-UBND về hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đối tượng hỗ trợ là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong tháng 4/2016. Tỉnh nêu rõ mức hỗ trợ đối với hộ có nhà bị sập, đổ hoàn toàn thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn là 20 triệu đồng/hộ, giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát; các huyện, thành phố, các cơ quan đơn vị triển khai thực hiện hỗ trợ khắc phục thiệt hại thiên tai đúng theo quy định.
Nhưng ngày 5/7/2016, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang mới có văn bản hướng dẫn gửi các huyện, thành phố.
Không hiểu sao, đến ngày 5/7/2016, Sở Nông nghiệp và PNTN tỉnh Tuyên Quang mới có văn bản gửi các huyện, thành phố hướng dẫn thực hiện hỗ trợ khắc phục thiên tai theo quyết định 734. Và đến nay, người dân bị thiệt hại vẫn mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ.
Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang sớm vào cuộc giải quyết dứt điểm sự việc trên, tránh để người dân hiểu sai chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước.
Hoàng Văn
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.