Với nguồn rơm rạ sẵn có tại địa phương, việc áp dụng phương pháp ủ rơm với urê sẽ giúp cho người chăn nuôi khai thác tốt nguồn phụ phẩm này.
Lợi ích
Ủ rơm với urê cho phép bảo quản rơm không bị mốc, làm tăng hàm lượng protein thô, tăng tỷ lệ tiêu hóa, giúp bò ăn được nhiều, không biết chán và cho năng suất cao hơn so với cho ăn rơm không xử lý. Việc bảo quản rơm khá đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ của người nông dân.
Trước đây, phần lớn rơm rạ sau thu hoạch bị đốt bỏ nhưng sau khi có mô hình chế biến thành thức ăn chăn nuôi, người dân đã có ý thức thu gom, vệ sinh đồng ruộng, tình trạng đốt rơm gây ô nhiễm môi trường giảm đáng kể.
Theo ông Nguyễn Văn Đá ở ấp Vĩnh Khánh 1, xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn - Vĩnh Long): Năm 2017, tôi tham gia thực hiện mô hình ủ rơm với urê làm thức ăn chăn nuôi. Lúc đầu chúng tôi rất e ngại vì phương pháp này tuy đã nghe qua nhưng chưa ai từng thực hiện, không biết có hiệu quả không. Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình, kết quả cho thấy ủ rơm với urê có nhiều lợi ích: có thể ủ rơm ngay khi rơm còn tươi, không phải phơi khô; rơm ủ vàng tươi, vì có xử lý với rỉ mật, muối, nên mùi dễ chịu, mềm, bò rất thích ăn, lượng tiêu thụ nhiều; phương pháp ủ nguyên cuộn rơm đơn giản, dễ làm và thuận tiện cho người chăn nuôi. Chính những ưu điểm này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người chăn nuôi.
“Qua một năm thực hiện, tôi thấy đây là mô hình rất có lợi cho người chăn nuôi, có thể chủ động được nguồn thức ăn cho bò, tiết kiệm được thời gian để làm các công việc khác, không cần phải lo kiếm thức ăn trong ngày mưa, bão”, ông Đá nhấn mạnh.
Nhân rộng mô hình
Hiện nay, trên địa bàn xã Vĩnh Xuân, mô hình chăn nuôi bò phát triển khá nhanh. Với hơn 3.500 con bò, nhu cầu sử dụng thức ăn rất lớn, nhất là trong mùa mưa. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, người chăn nuôi còn gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu thức ăn do diện tích đồng cỏ bị thu hẹp. Chính vì vậy, việc nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi gia súc có ý nghĩa rất quan trọng.
Ông Võ Văn Đăng, ấp Vĩnh Khánh 1, xã Vĩnh Xuân nhận định, kỹ thuật ủ rơm tươi bằng urê cho phép bảo quản được rơm tươi không bị mốc, không bị tổn thất chất hữu cơ, đồng thời làm tăng hàm lượng protein thô, tăng tỷ lệ tiêu hóa và bò ăn được nhiều rơm hơn, năng suất chăn nuôi cao hơn. Đặc biệt, phương pháp xử lý và bảo quản rơm tươi bằng urê có thể được áp dụng cho nông dân và các trang trại chăn nuôi trâu, bò với số lượng lớn. Qua đó, tạo điều kiện để phát triển đàn bò trong các hộ chăn nuôi, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thịt bò chất lượng cao cho người tiêu dùng.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.