Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 11 tháng 11 năm 2018 | 16:3

Ứng dụng khoa học và công nghệ xử lý rơm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ xử lý rơm, rạ thành phân vi sinh” không những tích cực kéo giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, mà còn tạo nguồn phân bón dồi dào, phục vụ sản xuất nông nghiệp theo công nghệ cao từ rơm, rạ.

Đốt rơm có thể gây ung thư 

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ước tính hằng năm, trên địa bàn Thủ đô phát sinh hơn một triệu tấn rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, lượng rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp được đốt bỏ ngoài đồng lên tới khoảng 352 nghìn tấn. Khói do việc đốt rơm, rạ thường cháy không thành ngọn lửa, sinh ra nhiều CO - loại khí rất độc có thể gây chết người.

Theo các chuyên gia y tế, người hít phải CO nhiều và kéo dài có thể bị biến đổi cấu trúc bộ máy hô hấp, dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi... Không những vậy, việc đốt nhiều rơm, rạ còn làm nóng bầu khí quyển, gây khói bụi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông đường bộ và đường không.

rom-1.jpg
Đoàn viên, thanh niên giúp người dân xử lý, ủ rơm, rạ thay vì đốt sau vụ mùa. Ảnh Nhandan.vn

 

Xuất phát từ những lý do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ xử lý rơm, rạ thành phân vi sinh” năm 2018. Chương trình được chính thức phát động ngày 13-10 vừa qua tại huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội), hướng đến những mục tiêu cụ thể: Thu gom và hỗ trợ xử lý rơm, rạ thành phân bón sinh học, góp phần giảm bớt tình trạng đốt rơm, rạ gây ô nhiễm sau mùa thu hoạch; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con nông dân về vai trò của khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình, người nông dân còn được khuyến khích, chuyển giao công nghệ sử dụng các chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ qua phương pháp ủ yếm khí, bán yếm khí và háo khí để tạo ra phân hữu cơ vi sinh.

Nhằm nhanh chóng đưa chương trình tiếp cận bà con nông dân, ngay tại Lễ phát động chương trình, đội hình “Thanh niên tình nguyện tuyên truyền, thu gom và xử lý rơm rạ thành phân bón vi sinh” đã được ra mắt, với nòng cốt là cán bộ đoàn, hội, đoàn viên, thanh niên các địa phương. Trước tiên, chương trình sẽ được thí điểm tại bốn xã của TP Hà Nội là Đức Hòa, Xuân Thu (huyện Sóc Sơn), Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín), Phú Nam An (huyện Chương Mỹ), với lực lượng triển khai chủ yếu là đoàn viên, thanh niên các huyện ngoại thành Thủ đô. Kết thúc thời gian thí điểm, Bộ Khoa học và Công nghệ, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ thực hiện đánh giá hiệu quả và xây dựng phương án nhân rộng chương trình.

Việc ứng dụng khoa học - công nghệ xử lý rơm, rạ thành phân vi sinh từ trước đến nay đã cho thấy nhiều kết quả thực tiễn đáng mừng ở cả trong nước và ngoài nước. Mỗi đoàn viên, thanh niên nói chung và đoàn viên, thanh niên trên địa bàn các xã, huyện sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội nói riêng cần tích cực tuyên truyền, trực tiếp tham gia, lan tỏa chương trình nêu trên đến người dân, góp phần kéo giảm tình trạng đốt rơm, rạ sau mỗi vụ mùa, góp phần bảo vệ môi trường Thủ đô sáng - xanh - sạch - đẹp.

Nên từ bỏ thói quen đốt rơm, rác sau khi gặt

Vào mùa gặt, trên  nhiều nẻo đường có thể dễ dàng bắt gặp cảnh người dân trải bạt xuống lòng đường, xếp gạch đá, “phân lô” chiếm quá nửa phần đường, lợi dụng mặt đường để phơi thóc. Rồi buổi chiều, người dân lại lũ lượt mang xe lôi, xe tự chế ra giữa đường để thu dọn nông sản. Một phần rơm rạ được phơi chất thành từng đống ven đường, một phần đốt luôn tại ruộng, tạo nên các đám khói mù mịt gây ô nhiễm môi trường cả một vùng rộng lớn. Khói từ rơm rạ cháy làm hạn chế tầm nhìn của các lái xe, cùng với việc lấn chiếm đường giao thông, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao thông, tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây tai nạn nghiêm trọng.

Đầu tháng 4 vừa qua, trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đã xảy ra các vụ va chạm liên hoàn giữa hàng chục ô-tô ở cả hai hướng mà nguyên nhân là do người dân sau khi thu hoạch lúa, đã đốt luôn rơm rạ trên ruộng ven đường, tạo nên các đám khói dày đặc, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện. Đốt đồng sau thu hoạch và phơi thóc lúa trên đường trong mùa thu hoạch là thói quen của nhiều người dân sống ven quốc lộ, tỉnh lộ. Tuy nhiên, việc “tiện thể” lấn chiếm lòng, lề đường và hành lang an toàn đường bộ để phơi nông sản, đốt rơm rạ đã gây nguy hiểm cho các phương tiện. Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

 

581d4f4ee00909575018.jpg
Người dân phơi nông sản, đốt rơm dạ dọc các tuyến đường đã gây nhiều tai nạn giao thông thương tâm.

 

Nguyên nhân chính để xảy ra hiện tượng này do ý thức của người dân chưa cao, trong khi công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán canh tác của chính quyền địa phương chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, thiếu các giải pháp đồng bộ để xử lý triệt để những vi phạm nêu trên.

Để góp phần thay đổi tập quán sản xuất và bảo quản nông sản sau thu hoạch, chấn chỉnh các hành vi vi phạm, giữ gìn an toàn giao thông trên đường bộ, chính quyền các địa phương cần tuyên truyền, nhắc nhở người dân tuyệt đối không sử dụng trái phép lòng đường để phơi nông sản, có phương án xử lý phơi sấy nông sản, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, kêu gọi các cơ quan khoa học nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ làm nguồn vật liệu bổ sung hay nguyên liệu có giá trị cho các ngành sản xuất khác; cung cấp và hướng dẫn người dân sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân vi sinh hữu cơ phục vụ nông nghiệp, tiến tới hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Rơm làm thành giấy viết

Với hàm lượng celulozo cao, rơm rạ là một trong những nguyên liệu lý tưởng làm thành giấy viết thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu quy trình chế tạo rơm thành giấy viết đã được ông Nguyễn Phúc Thanh (Tây Hồ, Hà Nội) thực hiện thành công, và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế. Phương pháp của ông làm được trong điều kiện thường, không yêu cầu áp suất, nhiệt độ cao, không sinh ra CO2 trong quá trình nấu.

Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,... cũng tận dụng nguồn rơm rạ làm thành giấy, bìa các tông theo quy trình sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.

 

rom-2.jpg
Với hàm lượng celulozo cao, rơm rạ là một trong những nguyên liệu lý tưởng làm thành giấy viết thân thiện với môi trường.

 

Hiện nay, để tránh phụ thuộc vào nguồn than đá hữu hạn, con người cần tìm kiếm các loại tài nguyên khác thay thế than đá. Bên cạnh đó, hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến nhu cầu nguyên liệu sạch tăng cao.

Bởi vậy, năng lượng điện từ rơm rạ đã được nhiều vựa lúa tại Đông Nam Á (Thái Lan, Indonexia, đảo Bali…) thực hiện trong nhiều năm nay.

Miền Trung Thái Lan có khoảng 4 nhà máy sản xuất điện từ rơm rạ, tạo ra khoảng 457MW, ước tính tiết kiệm được 1,3 triệu tấn dầu mỗi năm. Nhà máy sử dụng tuabin để đốt rơm tương tự với nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ga, hơi nước hay than đá.

Tại Thái Lan, nhà máy điện từ rơm đặt tại tỉnh Pichit có công suất tiêu thụ 150.000 tấn rơm rạ mỗi năm. Để có đủ nguyên liệu, nhà máy ký hợp đồng với các vùng lân cận thu gom rơm. Nhờ đó, các nghề liên quan như đóng kiện rơm, vận chuyển rơm, thu mua trung gian cũng phát triển theo với doanh thu khoảng 9 triệu USD mỗi năm.

Malaysia làm hộp tự hủy sinh học từ rơm thay cho hộp xốp

Dự án rơm rạ theo chương trình phát triển cộng đồng sinh thái (BCDP) được ký 10 năm giữa công ty Free the Seed và các nông dân tại tại huyện Pendang, bang Kedah, Malaysia. Đây là một trong những nỗ lực của chính phủ Malaysia thâm nhập vào ngành bao bì thân thiện với môi trường toàn cầu trị giá 178 tỷ đô la Mỹ.

Hàng năm, nông dân đã ký hợp đồng sẽ cung cấp khoảng 57.000 tấn rơm cho doanh nghiệp. Như vậy, nông dân có thêm thu nhập từ bán rơm và được cung ứng hạt giống.

Rơm rạ được xử lý bằng công nghệ enzyme sinh học để tạo thành loại bao bì tự hủy thân thiện với môi trường, cung cấp cho nội địa và xuất khẩu đi Hà Lan, Anh, Đức.

 

 

 

 

PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn-ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

  • Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

    Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

    Đó là chủ đề của Hội nghị chuyên đề do Đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức chiều 16/4, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

Top