Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 3 năm 2022 | 10:49

Ứng phó với giá phân bón tăng cao: Bón đúng lúc, đúng cách và tăng sử dụng phân hữu cơ

Do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ucrainae nên giá phân bón tăng “chóng mặt” làm cho nông dân “đứng ngồi không yên”.

Nhằm tránh tăng chi phí sản xuất, nhiều nông dân đang tìm cách hạn chế dùng phân bón vô cơ, chuyển dần sang sử dụng phân bón hữu cơ.

Nông dân “chóng mặt”

Ông Nguyễn Văn Khanh ở thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo (Khoái Châu - Hưng Yên) cho biết, gia đình có khoảng 2ha trồng bưởi Diễn. Thời điểm này, bưởi đang trong quá trình ra hoa, do đó cần phải bón thúc. Nhưng giá phân từ đầu tháng 3 đến nay tăng cao liên tục,chúng tôi không biết phải làm thế nào, trước còn mua nhiều nhưng bây giờ chỉ dám mua cầm chừng.

Cũng giống như ông Khanh, chị Nguyễn Thị Yến ở Đại Từ (Thái Nguyên) có khoảng 3ha trồng chè. Với hơn 30 năm trồng chè nhưng chưa năm nào chị điêu đứng như năm nay, bởi giá phân liên tục tăng.

Chị Yến nói: “Bây giờ để mua 1 bao phân NPK (100kg) về bón cho chè, gia đình đã phải bỏ ra 1-1,5 triệu đồng,  trong khi giá chè chỉ khoảng 1.500 đồng/kg, giá không tăng từ năm ngoái đến nay. Một bao phân bón tương đương khoảng 1 tấn chè, chưa kể tiền thuê người thu hái, công chăm sóc. Với giá phân bón như thế, chúng tôi lỗ nặng. Không khéo gia đình phải bỏ đất trống, không trồng chè nữa”.

 

a3.jpg
Giá phân bón trong nước liên tục tăng.

 

Có trên 30 năm làm nông nghiệp, ông La Văn Bình ở ấp Bắc, xã Hòa Long (TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) chưa khi nào thấy giá phân bón tăng cao và nhanh như thời gian qua.

Theo ông Bình, trước đây phân urê giá chỉ dao động khoảng 350-400.000 đồng/bao loại 50 kg, nay tăng lên tới 1,2 triệu đồng/bao; phân NPK hơn 600.000 đồng/bao loại 50kg, nay tăng lên gần 1,5 triệu đồng/bao; các loại đạm, kali cũng tăng lên gấp đôi so với trước đây.

Theo tính toán của ông Bình, 1ha lúa sẽ tốn khoảng 6 triệu đồng chi phí phân bón, vốn đầu tư đã tăng lên gấp đôi. “Hiện, đang là vụ đông xuân, vụ mùa quan trọng nhất trong năm. Đây cũng là vụ đòi hỏi phải có sự đầu tư và chăm sóc kỹ lưỡng hơn, nhưng với tình hình phân bón tăng từng ngày như hiện nay, nông dân chúng tôi rất lo lắng.

Các doanh nghiệp đồng loạt tăng giá

Do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga và Ukraine, nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các nước châu Âu bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc hạn chế, cấm xuất khẩu một số mặt hàng phân bón chủ lực của Nga và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu được dỡ bỏ khiến nguồn cung các loại phân bón, đặc biệt là kali và DAP giảm nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân chính làm cho giá phân bón thế giới tăng cao đột biến thời gian qua.

Thời điểm này, các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam mới chỉ nhận được rất ít phân bón, hiện còn khoảng 30.000 - 40.000 tấn phân bón mà đã ký hợp đồng đặt hàng từ Trung Đông, nhưng nay bị đối tác hủy giao dịch chờ tăng giá.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, một số loại urê sản xuất trong nước cũng tăng giá mạnh. Giá urê Cà Mau, urê Phú Mỹ tăng 200 đồng/kg, lên khoảng 18.000 đồng/kg; urê Hà Bắc tăng thêm 250 đồng/kg, lên 16.000 đồng/kg.

Phân DAP Đình Vũ đang được các đại lý bán với giá 18.800 đồng/kg, DAP Lào Cai 18.500 đồng/kg, phân NPK Phú Mỹ 16.000 đồng/kg, NPK Russian 16-16-16 giá 16.500 đồng/kg…

So với tháng 2, giá phân bón hiện tăng 5 - 8%. Đây là lần thứ 3 liên tiếp từ sau Tết Nguyên đán, giá các loại phân bón urê, DAP, NPK, kali… đồng loạt tăng.

Sử dụng phân hữu cơ

Để giảm nhiệt giá phân bón, ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam, cho rằng, Chính phủ cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngừng xuất khẩu các loại phân bón.

Còn theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), chi phí phân bón chiếm tới 50% chi phí đầu vào trong sản xuất nhiều loại cây trồng.

“Nông dân đã phải oằn mình vì giá phân bón cùng hàng loạt chi phí tăng cao từ năm 2021, nay phân bón tiếp tục “bão giá”, khiến bà con càng “méo mặt”, đứng trước nguy cơ bỏ ruộng vì thua lỗ. Để tháo gỡ thiếu hụt nguồn cung phân bón thời điểm này, Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn cung thay thế nguồn cung từ thị trường Nga và Belarus”, ông Cường nói.

 

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 706.769 tấn phân bón. Riêng lượng phân bón nhập khẩu từ Nga trên 73.800 tấn, trị giá trên 40 triệu USD, chiếm trên 10% về khối lượng và gần 12% về giá trị.

 

Đối với nông dân, ông Cường khuyến cáo nên sử dụng phân bón hữu cơ thay thế một phần phân bón vô cơ, nên tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có như phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt...

Ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (VFA) dự báo, trong thời gian tới, nguồn nhập khẩu phân bón sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng lớn từ những tác động tiêu cực của cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm nguồn cung thay thế nguồn cung từ thị trường Nga và Belarus, đặc biệt là phân kali. Cùng với đó, nông dân cần tăng cường ứng dụng các giải pháp sử dụng phân bón một cách tiết kiệm, hợp lý…

Các chuyên gia khuyến cáo, ngành Nông nghiệp cần đưa ra những giải pháp thiết thực hơn nữa, hướng dẫn nông dân tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất, sử dụng phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật “đúng lúc, đúng cách”; đồng thời, tích cực chỉ đạo sản xuất các vụ lúa, màu hợp lý, tăng độ màu mỡ cho đất, nâng cao giá trị kinh tế.

Bên cạnh đó, nông dân cần tăng cường sử dụng lượng phân hỗn hợp, phế thải trong chăn nuôi, nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng phân hoá học. Các đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cũng cần có kế hoạch dự trữ, cung ứng đủ nguồn vật tư có chất lượng, giá cả hợp lý cho bà con nông dân, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ phát triển sản xuất.

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    Những sản phẩm số lượng giới hạn luôn có sức hút nhờ tiềm năng tăng giá vượt trội so với mặt bằng chung. Cũng vì lý do đó mà ngay sau khi mở bán, tòa căn hộ cuối cùng The S-Vista thuộc phân khu Sapphire - Vinhomes Ocean Park 1 đã khuynh đảo thị trường phía Đông Hà Nội.

  • Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.

  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

Top