Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 8 năm 2016 | 12:36

Về nơi biển nhớ!

Gần 5 tháng nay, người dân miền Trung quê tôi ai nấy đều thèm lắm những con nục, con trích, thèm lắm một lần tắm biển quê nhà. Thế nhưng, từ khi biển bị nhiễm độc, cá chết hàng loạt, người dân nơi đây vẫn biết rằng, vùng biển đằng trong nơi trực tiếp nhiễm độc là Vũng Áng, còn các vùng biển đằng ngoài từ Thiên Cầm đến bãi tắm Xuân Thành, biển vẫn trong lành, biển vẫn bình yên, cá tôm vẫn tung tăng bơi lội, cớ sao người nỡ lòng bỏ biển vắng tanh, vắng ngắt.

Biển Thiên Cầm mùa hè 2015.

Biển đìu hiu sóng vỗ

Ông Nguyễn Minh Lý, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải (Thạch Hà), nơi có bãi tắm nổi tiếng một thời, buồn bã tâm sự: Thạch Hải có gần 4.000 nhân khẩu, trong đó có tới hơn 80% dân số sống dựa vào nghề biển. Khi dự án mỏ sắt Thạch Khê ra đời, toàn bộ đất nông nghiệp phải bàn giao sang cho ban quản lý dự án nên từ đó đến nay cả xã đều ra biển để khai thác đánh bắt hải sản, mở dịch vụ du lịch… Thế nhưng,  5 tháng nay, kể từ khi có sự cố Formosa, biển Thạch Hải vắng hẳn, khách du lịch không lui tới, biển trở nên đìu hìu.

Cũng theo ông Lý, ở Thạch Hải không xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, thậm chí lượng hải sản gần bờ còn nhiều hơn. Ông khoe: “Mọi năm ruốc biển xuất hiện ít, nhưng năm nay nhiều vô kể, có ngư dân thu hoạch mỗi ngày 7-8 tạ ruốc là bình thường. Tuy nhiên, sản lượng lớn nhưng bán chẳng ai mua, ngư dân đánh bắt về chỉ biết phơi khô rồi… để đấy”.

Cũng như Thạch Hải, ở biển Thạch Kim, Thạch Bằng (huyện Lộc Hà), mật độ cá tôm ở đây còn dày đặc hơn cả khi biển chưa bị sự cố môi trường. Ông Nguyền Văn Hoài, ngư dân ở đây, cho biết: “Do cá gần bờ không ai đánh bắt như trước đây nên hôm rồi mấy anh em chúng tôi tổ chức đánh thử  mẻ cá gần bờ, bắt được gần 3 tạ, chủ yếu là cá trích, cá nục. Thế nhưng, bán ra ít người mua, giá cả chẳng được mấy đồng nên ai cũng nản”.

Cần lắm sự minh bạch

Kể từ khi biển “chết” đến nay, thời gian cứ trôi dần theo năm tháng, ngư dân không có việc làm, không có thu nhập, các khu du lịch biển im lìm đóng cửa, thuyền bè nằm phơi bờ trơ gan cùng tuế nguyệt.

Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà  Lê Trung Phước tâm sự: “Tiềm năng kinh tế biển của Lộc Hà khá đa dạng, phong phú, trong đó chúng tôi rất tự hào với 12km bờ biển bằng phẳng, đẹp và thơ mộng. Bãi tắm Thạch Bằng được khai thác có hiệu quả, mấy năm nay du khách thập phương về du lịch biển ngày càng đông. Vì thế, đón đầu mùa du lịch năm nay, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đã đầu tư nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, chuẩn bị tổ chức các tour du lịch… Thế nhưng, tất cả trở nên im lìm sau sự cố Formosa.

Biển Thạch Hải đìu hưu mùa hè 2016.

Trở lại vùng biển Thạch Hải, Bí thư Đảng ủy xã nói, sự cố biển đã làm đảo lộn cuộc sống người dân chúng tôi. Thạch Hải hiện nay khó khăn lại càng khó khăn bởi kể từ khi dự án mỏ sắt Thạch Khê ra đời, toàn bộ đất nông nghiệp, kể cả đất ở, đều bất di, bất dịch, không được cơi nới. Vì thế, hiện có hàng trăm hộ dân lâm cảnh 3-4 gia đình con cháu ở chung trong một căn nhà chật chội, cuộc sống khó khăn thiếu thốn trăm bề. Nay biển lại”chết”, ngư dân trắng tay bơ vơ, nguy cơ tái nghèo 100% dân số là rất cao nếu Nhà nước không kịp thời có giải pháp.

Anh Nguyễn Văn Sự, chuyên nghề đánh bắt hải sản, nói: “Thực hiện chủ trương của Chính phủ, gia đình vay tiền ngân hàng đóng tàu để đánh bắt xa bờ nhưng kể từ khi biển nhiễm độc, có đánh bắt về cũng không ai mua”.

Có đi thực tế xuống tận các vùng biển mới thấu hiểu được nỗi khó khăn cực nhọc hiện tại của ngư dân. Để khơi lại tiềm năng từ biển, nguyện vọng thiết tha nhất hiện nay của mỗi ngư dân là đề nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nhà khoa học tập trung lấy mẫu nước, mẫu trầm tích, mẫu cá ở các vùng biển từ Vũng Áng trở ra, sau khi có kết quả công bố công khai, minh bạch cho người dân biết. Nếu biển, cá bị nhiễm độc thì dân biết để tránh; còn nếu biển an toàn tuyệt đối thì để cho dân tiếp tục ra khơi đánh bắt, phát triển nghề du lịch, được ăn cá biển như ngày nào.

Trước lúc tạm biệt biển, ngắm nhìn từng con sóng xô tràn bãi cát, biển hôm nay sao yên bình đến lạ thường, cá tôm vẫn quấn quýt đôi bờ! Tôi nghe như vang vọng đâu đây lời ca réo rắt: Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam, qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng, vùi sâu dưới đáy những gì đau thương, biển lại hát tình ca, biển kể chuyện quê hương.

Anh Bình

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top