Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 8 năm 2019 | 10:38

Về nơi với nhiều “cái nhất” ở Hà Tĩnh

Xã Thạch Kim (Lộc Hà) được nhiều người ví như “phố cổ” của Hà Tĩnh không chỉ bởi dáng dấp phố thị, sự chật chội, mà nơi đây còn nổi tiếng với  nhiều “cái nhất” không ai mong muốn.

tk1.jpg

Sống lo nơi ở

Con đường trục chính từ xã Thạch Bằng về UBND xã Thạch Kim tấp nập, nhà san sát, phần lớn đường thôn, ngõ xóm chỉ rộng 1-1,5m. Mặc dù là làng quê ven biển nhưng số lượng cây xanh dường như có thể đếm trên đầu ngón tay.

Thạch Kim vốn “nổi tiếng” trong tỉnh Hà Tĩnh về nhiều cái nhất không ai mong muốn: diện tích nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất, không có quỹ đất nông nghiệp... Thạch Kim cũng được nhiều người ví như “phố cổ” của Hà Tĩnh không chỉ bởi dáng dấp phố thị mà còn bởi sự... chật chội.

 

tk2.jpg
tk2.jpgNỗi lo của người lớn là không có đất ở, nỗi buồn của trẻ là không có chỗ chơi.

 

Lý giải cho nhiều cái nhất đó, một cán bộ xã Thạch Kim cho biết: Thạch Kim có 2.200 hộ dân với 11.500 nhân khẩu, sống trên diện tích chưa đến 30ha. Đất Thạch Kim phần lớn là đất ở, người dân không có đất nông nghiệp, không có đất vườn.

Ông Nguyễn Văn Tuất ở thôn Sơn Bằng chia sẻ: “Nhà tôi chiều rộng chỉ có 2,5m. Đất được ông bà tổ tiên để lại. Cuộc sống hiện tại hết sức chật chội với 6 thành viên trong nhà”.

Ở đây đa phần bà con theo đạo Thiên chúa nên tỉ lệ sinh con thứ 3 còn cao, như gia đình chị Trần Thị Linh (thôn Long Hải) có tới 12 người con, tất cả 16 thành viên sống chung trong căn nhà 150m2. Gia đình phải xây thêm gác xép mới đủ chỗ ngủ. Ở thôn Giang Hà, gia đình bà Trần Thị Thành có 10 người sống cùng trong ngôi nhà 100m2.

 

tk3.jpg

Đường thôn, ngõ xóm ở Thạch Kim chỉ rộng khoảng 1-1,5m.

 

Đi quanh xã, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp cảnh phụ nữ, đàn ông ngồi chơi. Lý giải cho điều này,anh Nguyễn Văn Dần,  cán bộ xã Thạch Kim, cho biết: “Thạch Kim không có một tấc đất nông nghiệp, người dân sống vào nghề đánh bắt cá, đàn ông vài ba ngày ra khơi một lần, lúc đó phụ nữ ra phụ giúp một buổi là xong”.

… Chết lo nơi chôn

Đất chật người đông, không còn không gian để “thở”, nay người dân ở đây còn đối mặt với môi trường ô nhiễm.   Người dân Thạch Kim bảo họ không khổ về kinh tế mà điều kiện nhà ở, môi trường sinh hoạt vô cùng bức bối khiến họ khổ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với họ, có chỗ để ngủ là sướng lằm rồi, cũng chẳng ai nghĩ làm nhà vệ sinh, vậy nên có “nỗi buồn” đều cho ra biển.

Đất ở chật đã vậy, đất chôn cất người chết cũng là vấn đề nan giải. Cả xã có một nghĩa trang đang trong tình trạng quá tải, chưa kể hàng năm còn có những người con của quê hương mất nơi khác đưa về an táng. Hiện nghĩa trang của xã đã đóng cửa, nghĩa trang mới được quy hoạch trên phần đất xã Thịnh Lộc (Lộc Hà), vừa không thuận tiện đi lại, hơn nữa để có chỗ yên nghỉ cho người đã khuất cũng phải bỏ số tiền không nhỏ.

Cũng vì đất đai eo hẹp nên chuyện tình cảm bà con lối xóm ít nhiều bị sự ảnh hưởng. “Việc tranh giành phần đất trống để phơi hải sản, quần áo, đến việc đi lại khiến người dân rất bức bách, nhiều gia đình có điều kiện muốn mua ôtô để đi lại cũng đành gác lại”, một người dân Thạch Kim buồn bã nói.

tk.jpg
Thạch Kim được nhiều người ví là phố cổ của Hà Tĩnh không chỉ bởi dáng dấp phố thị mà còn bởi sự chật chội.

 

 “Thạch Kim nằm trong nhóm những xã cuối cùng của Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2020). Tuy nhiên, với những khó khăn trong thực hiện các tiêu chí môi trường, nhà ở dân cư , hộ nghèo, giao thông… thì kế hoạch đó vẫn rất khó. Nỗi lo của người lớn là không có đất ở, nỗi buồn của con trẻ là không có chỗ chơi. Toàn xã có 6 thôn mà không có nổi một sân bóng. Những ngày hè, ngày nghỉ học, trẻ em ở đây đành ra bờ biển chơi với những mối nguy hiểm luôn rình rập. Biết vậy nhưng tất cả những khó khăn này đều vượt quá tầm tay của xã”, ông Hà Minh Tân, Chủ tịch UBND xã Thạch Kim trăn trở.

Rời Thạch Kim lúc chiều muộn, bên tai tôi vẫn văng vẳng tiếng thở dài của ông Tuất: “Sống thì lo chỗ chui ra, chui vào, người già như chúng tôi chỉ sợ chết cũng không có nơi chôn”. Và tôi thấy, nỗi lo của ông cũng như nhiều người dân nơi là có cơ sở.

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Lan tỏa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã đến sinh viên

    Lan tỏa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã đến sinh viên

    Tỉnh Quảng Nam nâng cao hiểu biết, kiến thức về đa dạng sinh học và bảo tồn động vật hoang dã ở nhóm khách hàng tiềm năng và trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm sinh viên. Thúc đẩy sự tham gia của ngành giáo dục nói chung và sinh viên nói riêng vào công tác giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép.

  • Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    UBND thành phố Huế vừa phối hợp cùng với Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã (ĐVHD).

  • Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Trong hai ngày 16-17/3 (nhằm mồng 7 và mồng 8 tháng hai âm lịch) đã diễn ra Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam – Hội An 2024 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với nhiều hoạt động đặc sắc.

Top