Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 12 tháng 5 năm 2016 | 7:41

Việt Nam có thể tiến tới 100% điện tái tạo

Theo báo cáo của WWF và Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam, tới năm 2050, năng lượng tái tạo có thể đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam, đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải cacbon độc hại có liên quan tới biến đổi khí hậu.

Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều nguồn năng lượng tái tạo có thể dùng để phát điện như mặt trời, gió, nước, địa nhiệt, sinh khối và đại dương. Tuy nhiên, trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 và xét đến năm 2030, Việt Nam có kế hoạch phát triển điện lực dựa chủ yếu vào các dự án thủy điện thiếu bền vững và các dự án nhiệt điện dùng các nhiên liệu hóa thạch có hàm lượng cacbon cao gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, thậm chí cả điện hạt nhân có giá thành cao và chứa đựng nhiều rủi ro.

Bà Phạm Cẩm Nhung, Quản lý Chương trình Năng lượng Bền vững của WWF Việt Nam, cho biết: “Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành quốc gia tiên phong phát triển ngành năng lượng sạch và tái tạo. Năng lượng mặt trời có thể cung cấp ít nhất 35% trong khi năng lượng gió có thể cung cấp ít nhất 13% nhu cầu điện của Việt Nam vào năm 2050. Năng lượng tái tạo là yếu tố không thể thiếu để xây dựng một tương lai bền vững cho Việt Nam, giúp con người chung sống hài hoà với thiên nhiên”.

Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều nguồn năng lượng tái tạo có thể dùng để phát điện như mặt trời, gió, nước, địa nhiệt...

Theo báo cáo của WWF và Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam đưa ra 3 đề xuất: Kịch bản phát triển thông thường; kịch bản phát triển năng lượng bền vững và kịch bản phát triển năng lượng bền vững tối ưu. Trong đó, kịch bản phát triển thông thường dựa vào nguyên liệu hoá thạch và các công nghệ lạc hậu, không hiệu quả, gây ra nhiều khí thải. Còn kịch bản phát triển năng lượng bền vững đều cho thấy tới năm 2050, trên phương diện kỹ thuật và kinh tế, năng lượng tái tạo có thể đáp ứng ít nhất từ 81% đến 100% nhu cầu điện quốc gia; đồng thời giúp giảm tới 80% lượng khí thải cacbon. Việc tăng khí thải các-bon do sử dụng than đốt và các nguyên liệu hoá thạch khác là nguyên nhân hàng đầu gây ra biến đổi khí hậu.

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), đại diện Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam chia sẻ, là một nhóm các tổ chức thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững cho Việt Nam, Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam đánh giá cao những kết quả mà báo cáo đưa ra. Các kịch bản phát triển báo cáo đưa rất trùng khớp với nghiên cứu gần đây về những giải pháp năng lượng thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu than trong những năm tới. “Chúng tôi rất mong các nhà hoạch định chính sách và các ban ngành liên quan, đặc biệt là ngành điện lưu tâm cân nhắc sử dụng những kịch bản nêu trong báo cáo cũng như những kiến nghị từ Liên minh để thực hiện được bước chuyển mạnh mẽ trong ngành năng lượng mang lại lợi ích tốt nhất cho quốc gia.”, bà Ngụy Thị Khanh cho biết.

Theo đánh giá của báo cáo, nếu sử dụng năng lượng hiệu quả và tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo phong phú, Việt Nam có thể:

•        Giảm được sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch hoặc nhập khẩu than.

•        Đảm bảo giá điện ổn định trong các thập niên tới.

•        Tạo thêm việc làm.

•        Tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực.

•        Giảm các tác hại lên môi trường và xã hội.

Anh Thi - Phương Ngân

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top