“Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo và một Chiến lược riêng về phát triển thị trường xuất khẩu gạo", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại sự kiện.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Thành Chung |
Sáng 11/10, Bộ Công Thương phối hợp với Tạp chí The Rice Trader tổ chức Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 10. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức sự kiện quốc tế uy tín nhất thế giới về lĩnh vực thương mại gạo với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam, lãnh đạo các bộ thương mại và hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu gạo của 30 quốc gia.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng trong phối hợp với các tổ chức đối tác, các nước xuất, nhập khẩu gạo, không chỉ ở giá trị chuỗi cung ứng gạo mà còn tham gia phát triển công nghệ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực lúa gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó tập trung quan tâm phát triển thị trường xuất khẩu gạo để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu gạo; định hướng cho công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất lúa gạo hàng hóa trong nước theo hướng bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường.
Đồng thời, gắn phát triển thị trường xuất khẩu gạo với nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu của sản phẩm gạo xuất khẩu và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu.
Ảnh: VGP/Thành Chung |
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tạp chí The Rice Trader cho biết hoạt động sản xuất, thương mại gạo của Việt Nam đã có nhiều bước tiến tích cực. Trong bối cảnh diễn biến kinh tế, thương mại của thế giới có nhiều phức tạp, The Rice Trader bày tỏ tin tưởng vào sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam trong phát triển giá trị mặt hàng gạo trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, trong đó phát triển sản xuất, xuất khẩu lúa gạo chiếm một vị trí quan trọng, bảo đảm an ninh lương thực cho Việt Nam và góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho cả khu vực và thế giới.
Diện tích trồng lúa hiện chiếm khoảng 60% tổng diện tích trồng cây hằng năm và sản xuất lúa gạo là nguồn sinh kế quan trọng cho khoảng 9 triệu hộ nông dân tại nông thôn Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng trung bình hàng năm từ 5-6 triệu tấn sang 150 quốc gia, vùng lãnh thổ, thu về khoảng 2,5 tỷ USD.
Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo và một Chiến lược riêng về phát triển thị trường xuất khẩu gạo. Với các chính sách này, Phó Thủ tướng khẳng định sẽ tạo dựng môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất, thương mại gạo, đồng thời hướng tới mục tiêu tăng cường liên kết, gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, phát triển bền vững, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu để xây dựng, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam.
Ngành sản xuất lúa gạo hiện nay đối mặt với nhiều thách thức đến từ biến đổi khí hậu, các diễn biến phức tạp trong thương mại nhưng Phó Thủ tướng tin rằng sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ mang lại hướng phát triển sản xuất lúa gạo mới thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất nhiều sản phẩm mới, chế phẩm mới từ lúa gạo.
Lãnh đạo Chính phủ hy vọng với Thông điệp của Hội nghị gạo thế giới lần thứ 10 “Đầu tư vào ngành gạo trong tương lai”, các quốc gia, tổ chức sẽ cùng thảo luận các vấn đề quan trọng đối với sự phát triển thương mại gạo toàn cầu, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất gạo bền vững, trong quản lý chuỗi cung ứng, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo và ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành lúa gạo, chia sẻ ý kiến đóng góp cho hướng phát triển sản xuất, thương mại gạo của Việt Nam.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.