Việt Nam có tiềm năng để trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Nhưng ngành tôm Việt Nam hiện vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn về chi phí đầu vào, dịch bệnh, giá cả, chất lượng con giống…
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, con tôm được đánh giá là sản phẩm tiêu dùng phổ biến và rất được ưa chuộng trên toàn cầu, nên nhiều quốc gia chú trọng đầu tư. Tại Việt Nam, trong hơn 10 năm qua, tôm luôn là chủ lực của ngành thủy sản, chiếm gần 50% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành. Kim ngạch xuất khẩu con tôm mấy năm gần đây luôn đạt 3 - 4 tỷ USD mỗi năm, góp phần gia tăng đáng kể ngoại tệ cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, con tôm Việt Nam hiện nay đang bước sang một tầm cao mới, không chỉ rộng về diện tích, mà còn được tập trung đầu tư để trở thành lĩnh vực mũi nhọn của cả ngành nông nghiệp và nền kinh tế đất nước. Ngành tôm Việt Nam hiện nay cũng đang được khuyến khích làm một “cuộc cách mạng” công nghệ cao, tiên tiến để có những “cú hích mới” và đảm bảo mục tiêu phát triển hiệu quả, bền vững.
Sau thành công của Hội chợ Triển lãm công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ nhất năm 2016 (VietShrimp 2016) tại tỉnh Bạc Liêu, dưới sự chỉ đạo của Bộ NN-PNTT, UBND tỉnh Bạc Liêu cùng sự hỗ trợ của Tổng cục Thủy sản, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Bạc Liêu, Hội Nghề cá Việt Nam, Tạp chí Thủy sản Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội chợ Triển lãm công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ hai năm 2018 (VietShrimp 2018) với chủ đề “Đổi mới để thành công”.
Tại hội chợ lần, các đại biểu được tham gia hội thảo, trao đổi 2 chủ đề: “Khoa học công nghệ phục vụ nuôi tôm công nghệ cao” và “Phát triển nuôi tôm bền vững”. Các phiên hội thảo sẽ được diễn ra dưới sự chủ trì và tham gia của các chuyên gia thủy sản hàng đầu trong nước và quốc tế.
Hội chợ với quy mô gần 150 gian hàng của 100 doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu trong nước và quốc tế đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Mỹ, Pháp Singapore, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ... với nhiều lĩnh vực hoạt động như: sản xuất tôm giống; thức ăn; thuốc, chế phẩm sinh học; công nghệ máy móc, thiết bị; chế biến; dịch vụ hậu cần ngành tôm. Tập trung nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam như: Tập đoàn Minh Phú; Công ty TNHH Uni-President Việt Nam; Công ty C.P Việt Nam; Tập đoàn Skretting Nutreco; Công ty TNHH Khoa Kỹ sinh vật Thăng Long; Vinhthinh Biostadt; Công ty TNHH Giống Thủy sản Dương Hùng; Công ty TNHH De Heus Việt Nam; Công ty Bayer.11.
Đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT Bạc Liêu chia sẻ: VietShrimp 2016 đã giúp ngành tôm của tỉnh thay đổi rất nhiều, theo hướng ngày một tiến bộ và hiệu quả hơn. Đó là không chỉ thay đổi về khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất mà các mô hình liên kết nông dân với nông dân, giữa nông dân với các doanh nghiệp… cũng được hình thành ngày một nhiều hơn, gắn kết chặt chẽ hơn và phát huy hiệu quả tốt hơn. Do đó, sở kỳ vọng VietShrimp 2018 sẽ tiếp tục thổi làn gió mới cho ngành tôm Việt Nam nói chung, ngành tôm của Bạc Liêu nói riêng trước bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
Nói về nét mới của VietShrimp 2018, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cho biết: “Để đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD ngành tôm đến năm 2025, chúng ta cần có sự thay đổi mạnh mẽ từ công tác quản lý ngành đến các vấn đề về tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành chuỗi giá trị con tôm… Trong đó, cần lấy công nghệ cao làm phương châm phát triển bền vững; giúp người nuôi tôm tiếp cận, ứng dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ một cách hiệu quả và bền vững nhất. Vì vậy, tại VietShrimp 2018, nội dung các cuộc hội thảo cũng được gói gọn, nhưng sẽ đi sâu hơn, nhằm tạo sự khác biệt cơ bản trong từng vấn đề cụ thể, thiết thực đối với ngành tôm, làm sao tất cả các bên có liên quan đều được tham gia”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…