Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) đã công bố thông tin đăng ký mua lại 17.500.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ (tương đương 1% vốn điều lệ).
Việc mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ đã được Hội đồng quản trị của Vinamilk thông qua tại Nghị quyết số 03/NQ-CTS.HĐQT/2020 ngày 23/4/2020, và được sự chấp thuận của UBCKNN.
Theo đó, Vinamilk sẽ tiến hành mua 17.500.000 cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, thời gian dự kiến giao dịch từ ngày 21/5/2020 đến 20/6/2020, được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận. Nguồn vốn mua lại cổ phiếu quỹ từ quỹ đầu tư và phát triển của công ty.
Như vậy, nếu tạm tính theo giá đóng cửa phiên ngày 11/5/2020 là 108.500 đồng/cổ phiếu, thì Vinamilk sẽ chi khoảng 1.900 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ.
Được biết, trong bối cảnh dịch cúm Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, Vinamilk đã thực thi nhiều biện pháp nhằm ổn định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và chuẩn bị cho các biến động có thể xảy ra như: Chủ động thực hiện nghiêm túc các quy định và chị thị của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho nhân viên công ty; Sắp xếp kế hoạch làm việc để đảm bảo sản xuất, kinh doanh và yêu cầu 100% nhân viên đăng ký khai báo sức khỏe để phòng ngừa khả năng lây nhiễm trong công ty; Hoãn hoặc giãn một số dự án đầu tư tài sản cố định trong nửa đầu năm 2020, để đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn tài chính.
Nhờ vậy, quý 1/2020, doanh thu thuần hợp nhất đạt 14.153 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2019, trong đó doanh thu thuần trong nước đạt 12.092 tỷ đồng, tăng 7,9% và xuất khẩu trực tiếp của Vinamilk vẫn đạt doanh thu thuần 1.081 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.777 tỷ đồng, giảm 0,7% so với cùng kỳ 2019, do các chi phí hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 100 điểm cơ bản lên 17,3%.
Cuối quý 1/2020, Vinamilk có số dư tiền ròng (tiền & tương đương tiền trừ tiền vay) là gần 9.500 tỷ đồng, tương đương 20% tổng tài sản, trong đó số dư tiền ròng tại Công ty Mẹ là gần 7.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đã cân đối và duy trì mức tồn kho nguyên vật liệu hợp lý. Đối với các nguyên vật liệu chính, tiếp tục theo dõi biến động thị trường để có thể chọn thời điểm mua được với mức giá tốt nhất, góp phần cải thiện biên lợi nhuận gộp cho những tháng còn lại của năm, cũng như tăng cường kiểm soát thu bán hàng, nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện khó khăn về mặt tài chính để có biện pháp kiểm soát và ứng phó, đồng thời đảm bảo các nền tảng công nghệ của Vinamilk để hỗ trợ hiệu quả cho làm việc và quản trị từ xa.
Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1/2020 ấn tượng, nên cổ phiếu VNM trong tháng 4 và đầu tháng 5 đã tăng khá mạnh, từ 82.000 đồng/cp hiện đã lên ngưỡng 108.500 đồng/cp.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…