Chung tay cùng Chính phủ trong công tác phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã ủng hộ 10 tỷ đồng mua vật tư thiết bị sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh virus corona (SARS-COV-2).
Tính đến nay, để phục vụ công tác phòng chống Covid-19, Việt Nam đã thực hiện hàng ngàn mẫu xét nghiệm. Song, hiện vẫn có hàng chục ngàn người đang thuộc diện cách ly tập trung, cách ly tại nhà và nơi lưu trú, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài.
Đối với việc số người cách ly có thể gia tăng nhanh theo các diễn biến của dịch bệnh, thì khâu xét nghiệm chính xác và phát hiện nhanh virus có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác sàng lọc, phòng chống dịch và góp phần hạn chế được những rủi ro về lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Phát hiện sớm cũng giúp các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được chăm sóc, điều trị một cách kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra việc này cũng giúp tăng cường nguồn lực y tế và sự chủ động cho tuyến địa phương, giảm tải được áp lực lên các cơ sở y tế, cơ sở cách ly khi số lượng người cần thực hiện các xét nghiệm tăng nhanh. Nhận thức được rõ sự cần thiết và cấp bách, Vinamilk đã quyết định ủng hộ 10 tỷ đồng để phục vụ ngay công tác này.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết: “Vì sức khỏe của con người là tôn chỉ hành động và sứ mệnh mà Vinamilk luôn theo đuổi. Do đó, hơn lúc nào hết Vinamilk sẵn sàng đồng hành cùng với Chính phủ, các Bộ, ngành, tổ chức xã hội trong hành trình chống dịch Covid-19. Chúng tôi hy vọng sự đóng góp của Vinamilk sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực và tạo ra được sự lan tỏa, hưởng ứng của toàn xã hội để chúng ta có thêm nhiều nguồn lực hơn nữa cùng Chính phủ đẩy lùi dịch bệnh.”
Đại diện Vinamilk cho biết thêm, mỗi nhân viên của Vinamilk đã tình nguyện ủng hộ một ngày lương cho các hoạt động chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Đây là một truyền thống tốt đẹp của nhân viên Công ty để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng trong suốt 44 năm qua, mỗi khi đâu đó trên đất nước Việt Nam gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…