Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 7 năm 2019 | 19:39

Vinh Tân: Công bố không còn dịch tả lợn châu Phi

Đây là địa phương đầu tiên ở Thành phố Vinh, công bố hết dịch tả lợn châu Phi, sau 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới.

Đầu tháng 6, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại hộ bà Lê Thị Viện, khối Yên Giang, phường Vinh Tân (TP. Vinh). Cơ quan chức năng đã tiêu hủy 6 con lợn, tổng trọng lượng 174 kg và công bố có dịch trên địa bàn.

 

dich-66.jpg

 Phun tiêu độc khử trùng chống dịch tại phường Vinh Tân. Ảnh: Quang An

 

Đến nay, sau 30 ngày, phường Vinh Tân không phát sinh ổ dịch mới. Theo quy định, TP.Vinh công bố hết dịch tả lợn châu Phi tại Vinh Tân, và vùng dịch uy hiếp các phường, xã như: Hưng Chính, Cửa Nam, Hồng Sơn, Trung Đô.

Theo đó, hoạt động mua bán, giết mổ, sử dụng thịt lợn đã trở lại bình thường ở các địa phương nói trên. 

Tuy nhiên, mặc dù đã công bố hết dịch, song, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời điểm này, phường Vinh Tân khuyến cáo bà con chăn nuôi, không nên chủ quan, lơ là.

Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng tiếp tục kiểm tra, rà soát lợn không rõ nguồn gốc trên địa bàn, xử lý nghiêm các đối tượng bán lợn rong trên vỉa hè, lòng lề đường.

Ông Nguyễn Tiến Đức, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi – Thú y T.p Vinh, cho biết: “Dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp, tại một số xã ngoại thành, điển hình như Nghi Kim, là nơi có nhiều ổ dịch nhất Thành phố. Song, công tác phòng chống dịch còn chủ quan, lơ là, ở xã Nghi Phú, việc kiểm soát giết mổ tại gia đình, vẫn chưa triệt để, dù đã xảy ra dịch”.        

Nhà quản lý: Nên làm gì trong lúc chờ Vắc-xin dịch tả lợn châu Phi?

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, các nhà khoa học của Học viện, đã nghiên cứu nhiều đề tài, nhằm tìm ra vắcxin phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

 

phun-39-qb2.jpg

Phun thuốc tiêu độc khử trùng xã Hương An, Thị xã Hương Trà (Quảng Bình).

 

Cụ thể, đang thực hiện 7 đề tài, do Bộ Nông nghiệp giao, gồm nghiên cứu Kít, chuẩn đoán DTLCP; vắcxin nhược độc thế hệ mới; vắcxin vô hoạt, và nhược độc truyền thống; đặc điểm/bệnh lý/phương pháp chuẩn đoán.

Nghiên cứu môi trường, xử lý xác lợn làm phân bón; nghiên cứu chế phẩm sinh học, chính sách, đối với bệnh dịch tả châu Phi.

Hiện, các nhóm đã tạo được vắcxin vô hoạt thế hệ mới, bước đầu có kết quả tốt trong phòng thí nghiệm, và thử nghiệm trên diện hẹp.

Theo đó, vắcxin thử nghiệm đã được tiến hành tại 3 trại lợn, và 3 hộ khác nhau: Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình.

Kết quả: 16/18 lợn nái và 15 lợn thịt của 3 hộ đều khỏe mạnh, sau hơn 2 tháng, một số nái đã đẻ và lợn con khỏe mạnh. Trong khi những con lợn không được tiêm vắcxin đều chết do bệnh DTLCP.

“Trong khi chờ Bộ Nông nghiệp -PTNT cấp kinh phí khẩn cấp để nghiên cứu, sản xuất vắcxin, đầu tư phòng thí nghiệm cấp III, chúng tôi đã đề nghị nhóm chuẩn bị sản xuất 300 -500 liều vắcxin để thí nghiệm.

Hạn chế của chúng ta là chưa có cơ sở vật chất, thiết bị, để sản xuất vắcxin quy mô công nghiệp,” bà Lan nhấn mạnh.

Ông Bạch Đức Lữu - Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI thông tin, Chi cục đã phối hợp với Công ty Navetco, sản xuất vắcxin và chế phẩm sinh học phòng, trị bệnh DTLCP, đã có một số kết quả khả quan.

"Đáng chú ý, Chi cục đã phân lập thích nghi được virus ASFV trên tế bào dòng VERO (tế bào thận khỉ mắt xanh châu Phi). Đây là loại tế bào có thể sản xuất với khối lượng lớn, đang kiểm tra hàm lượng virus DTLCP, và Chi cục sẽ phối hợp với Navetco sản xuất vắcxin thử nghiệm" - ông Lữu thông tin.

Ông Lữu cho biết, qua tiêm vắcxin và theo dõi diễn biến đàn lợn nhiễm DTLCP tại 1 hộ ở xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, (Tiền Giang); trong đó, có những con lợn nhiễm bệnh nhưng không chết, hiện vẫn sống khỏe mạnh.

"Đây được xem là nguồn virus nhược độc tự nhiên, có tiềm năng để sản xuất vắcxin nhược độc. Hiện, Chi cục đã chuyển mẫu bệnh phẩm (lách, hạch) virus nhược độc cho Navetco nghiên cứu tiếp" - ông Lữu nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – PTNT, ông  Nguyễn Xuân Cường, cho biết, trong khi chờ nghiên cứu vắcxin, vẫn phải duy trì các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH).

Hiện, có nhiều nhóm chế phẩm sinh học đã được ứng dụng, thậm chí có trang trại quy mô 500 con đã áp dụng thành công.

Thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp quy mô lớn, đang áp dụng nghiêm ngặt biện pháp ATSH, nên dịch không xâm nhiễm được.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: "Mặc dù thời gian không dài, nhưng các nhà khoa học đã phân lập được virus, làm tiền đề cho việc nghiên cứu, sản xuất vắcxin trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong khi chờ vắcxin, giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là áp dụng chăn nuôi ATSH và bổ sung chế phẩm sinh học."

Nghệ An: Nắng nóng kéo dài, thiếu hụt trầm trọng thức ăn chăn nuôi

Nắng nóng kéo dài, không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt của người dân, mà nhiều diện tích ngô, cỏ... tại một số nơi bị khô cháy. Dẫn dến thiếu trầm trọng nguồn thức ăn tươi cho gia súc ăn cỏ, đặc biệt đối với các gia trại, trang trại bò thịt.

 

trau-9991.jpg

 Nhiều vùng báo động thiếu cỏ cho đàn trâu. Ảnh: Trân Châu

 

Nghệ An hiện có khoảng 800.000 con trâu bò. Vấn đề thức ăn cho trâu bò đáng báo động khi nắng nóng kéo dài. 

Tại huyện Anh Sơn, nhiều vùng trên địa bàn huyện đã xảy ra tình trạng đồng khô, cỏ cháy, dẫn đến thức ăn tự nhiên không đủ cho gia súc. Dù các hộ đã có giải pháp ủ chua thức ăn dự trữ, nhưng vẫn thiếu, nếu trời tiếp tục nắng nóng.

Chị Trần Thị Ngân, thôn 5, xã Đỉnh Sơn (Anh Sơn), nuôi bò vỗ béo cho biết, chị nuôi 10 - 12 con bò, sau 3 - 4 tháng bò được vỗ béo, có thể xuất chuồng. Trừ chi phí, lợi nhuận thu được xấp xỉ 100 triệu đồng/năm.

Thức ăn cho đàn bò là 5 sào cỏ, và mua them cây tươi, hiện, chúng tôi đang rất lo lắng, vì gần 2 tháng nay, nắng hạn liên tục, khiến cỏ chết khô, không đủ thức ăn cho gia súc; đành phải bán đàn bò, để bảo toàn vốn-  Chị Trần Thị Ngân, thôn 5, xã Đỉnh Sơn (Anh Sơn), chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Toàn, xã Cẩm Sơn (Anh Sơn), cho biết,  đã hơn 1 tháng nay không có thức ăn tươi cho 3 con bò, bởi vậy, chị cầm cự bằng cách cho ăn thêm cám ngô, gạo.

Tuy nhiên, giải pháp này chỉ áp dụng cho những hộ số lượng ít, nếu nuôi nhiều, khó có thể áp dụng trong thời gian dài, bởi chi phí cám ngô, gạo… cao.

Những hộ có trang trại lớn, phải tích trữ thức ăn ủ chua bằng thân cây ngô, nhưng hạn hán kéo dài cũng đáng lo ngại. Ông Nguyễn Công Trung Thị trấn Lạt (Tân Kỳ) có 60 con trâu, bò thịt giống ngoại, đang vô cùng khốn khổ, vì nguồn thức ăn không còn, mua thì quá đắt đỏ. 

Gia đình trồng được 3,5 ha cỏ voi, đợt nắng nóng suốt 1 tháng qua, đã làm toàn bộ diện tích cỏ khô héo, không dám cắt. Đợt mưa vừa qua, cỏ đã xanh lại, nhưng chưa dám cắt nhiều, sợ trời tiếp tục nắng nóng, sẽ bị chết, trồng lại rất tốn kém- Ông Nguyễn Công Trung Thị trấn Lạt (Tân Kỳ), chia sẻ.

Thông thường, từ tháng 5 - 7 hàng năm, vào mùa khô hanh, nắng nóng kéo dài,  thường thiếu thức ăn, nước uống cho gia súc, nhưng người chăn nuôi vẫn chủ quan, không chủ động trồng cỏ dự trữ thức ăn, đào ao tích nước, phục vụ cho gia súc, nên khi xảy ra hạn, thì không kịp trở tay.

Không chỉ các trang trại, gia trại, nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, ở các huyện miền núi, cũng đứng ngồi không yên, do thức ăn khan hiếm, muốn mua cỏ cho trâu, bò ăn bổ sung cũng không dễ.

Bắc Kạn: Dự án bò Mông triển khai quá chậm

Dự án Bảo tồn gen, phát triển đàn bò Mông do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bò Mông Việt Nam thực hiện.

 

bo-6969.jpg

 Công ty mới đưa về 24 con bò, dự kiến tháng 9 sẽ phối giống.

 

Được tiến hành từ tháng 4/2017, tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, tổng diện tích 50ha.

Theo lộ trình, giai đoạn 1 sẽ xây dựng Trung tâm điều hành, dự kiến, nuôi 300 bò cái sinh sản, 15 bò đực, còn lại trồng cỏ chăn nuôi trong năm 2017.

Giai đoạn 2, xây chuồng trại nuôi bò vỗ béo, khoảng 1.000 con, nhà máy chế biến thức ăn, xưởng lắp đặt máy móc chế biến cỏ.

Giai đoạn 3 xây dựng khu giết mổ khép kín.

Đến nay, Công ty mới xây xong Trung tâm điều hành, hệ thống chuồng có thể nuôi nhốt khoảng 100 con bò.

Ông Lê Phúc Lâu- Chủ tịch UBND xã Quảng Chu, cho biết: Đây là dự án tốt, giúp đồng bào thoát nghèo, bởi người dân đã quen với việc chăn nuôi, chỉ cần được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật sẽ đem lại hiệu quả cao.

Hiện, xã Quảng Chu có 8 HTX bò Mông, nhưng do dự án chậm tiến độ, nên các HTX vẫn chưa thể hoạt động.

Ông Lường Văn Điều- Giám đốc HTX số 4, cho biết, từ khi thành lập đến nay, HTX chỉ nhận được 7 tạ cỏ để trồng trên diện tích 2ha. Công ty cũng thu mua cỏ cho HTX, nhưng không nhiều, việc hợp tác giữa Công ty và các HTX vẫn chưa thể, vì chưa có bò, chưa có thỏa thuận hợp tác, chưa có giá bò.

Đợi thêm thời gian nữa, không có tiến triển, chúng tôi sẽ vay vốn tự mua trâu, bò vỗ béo, không đợi bò của Công ty nữa.

Ông Nguyễn Anh Tú- Giám đốc Dự án bò Mông cho biết: Hiện, dự án đã xây xong văn phòng, chuồng và đã mua được 24 con bò Mông, loại từ 14 - 18 tháng tuổi, có trọng lượng khoảng 500kg.

Trong đó, có 4 bò đực, dự kiến, tháng 9 sẽ cho phối giống, từ nay đến hết năm, mỗi tháng sẽ đưa về 10 - 15 con, còn việc hợp tác với các HTX sẽ phụ thuộc vào tài chính của các HTX.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top