Được xem là tinh hoa của núi rừng, những ngày này, người nuôi ong ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tất bật và phấn khởi thu hoạch sản phẩm.
Sau 2 đợt thu hoạch, gia đình anh Nguyễn Tiến Thường ở thôn Yên Du (xã Đức Lĩnh) bắt đầu thu hoạch lứa mật ong chính vụ, ước thu về gần 80kg mật chất lượng cao từ 16 đàn ong nuôi trong vườn, cho thu nhập hơn 16 triệu đồng...
Anh Thường cho biết, đây là đợt thu thu hoạch mật ong chính vụ trong năm, bởi thời điểm này cây cối phát triển mạnh, có nhiều loại hoa rừng và hoa của các loài cây ăn quả nên thu hút được đàn ong. Vì vậy, sản lượng mật nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, có màu vàng sáng xanh, có khi là nâu sẫm, khác với màu vàng trắng của vụ đông. Mật có vị béo bùi, ngọt mát quyện lẫn mùi thơm ngậy đặc trưng của hoa lá miền sơn cước...
Phát huy lợi thế diện tích vườn đồi, vườn rừng rộng lớn, những năm qua, nhân dân xã Ân Phú đã đầu tư nuôi ong lấy mật. Trung bình mỗi hộ dân ở đây nuôi 2- 4 đàn ong mật để vừa sử dụng, vừa làm quà cho người thân.
Để tạo điều kiện cho sản phẩm vươn xa, chia sẻ kinh nghiệm trong nuôi ong lấy mật, HTX nuôi ong và dịch vụ nông nghiệp Vũ Quang ra đời với 37 thành viên. Bình quân mỗi xã viên nuôi 18- 20 đàn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập.
Ông Dương Thế Đạt (xã Ân Phú) cho biết: Đang là thời điểm thu hoạch mật ong chính vụ nên năng suất, chất lượng mật đều đạt cao nhất, mỗi đàn có thể thu hoạch 2-3 đợt, mỗi đợt cho 8-10 kg mật/đàn. Và quan trọng hơn là vụ mật chính năm nay vừa được mùa, vừa được giá (200 ngàn đồng/chai) nên bà con rất phấn khởi.
“Nghề nuôi ong mang lại thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho hàng trăm hộ dân địa phương, mỗi năm bà con thu hoạch được trên 50 tấn mật, mang về nguồn thu hơn 10 tỷ đồng, góp phần thực hiện đề án phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn huyện có trên 6.000 đàn ong, mỗi đàn có từ vài ngàn đến vài chục ngàn con và đang có xu hướng tăng nhanh”, ông Phạm Quốc Thanh, Phó chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, cho biết thêm.
Mật ong Vũ Quang thơm ngon, chất lượng tốt, vị ngọt dịu và hương thơm sâu, đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) bảo hộ thương hiệu, có nhãn mác, logo trên từng sản phẩm... Vũ Quang hiện có trên 6.000 đàn ong. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…