Chiều nay, HĐXX Tòa án Nhân dân cấp cao TPHCM đã tuyên án bác toàn bộ kháng cáo của Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại, giữ nguyên bản án của tòa sơ thẩm.
Chiều nay (18/7), Toà án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án thảm sát 6 người trong cùng một gia đình tại Bình Phước với mức án cao nhất là tử hình dành cho bị cáo Vũ Văn Tiến và 16 năm tù đối với bị cáo Trần Đình Thoại.
Phiên toà chiều nay tập trung vào phần tranh tụng giữa đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư. Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, các bị cáo Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại đều biết rõ ý định của kẻ chủ mưu Nguyễn Hải Dương, nên không thể xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trong vụ án này, vai trò của các bị cáo Tiến và Thoại là đồng phạm, giúp sức tích cực cho Dương thực hiện hành vi giết người và cướp tài sản.
Đại diện gia đình bị hại nhắc đi nhắc lại nhiều lần quan điểm cho rằng, vụ án đã quá rõ ràng, chính vì vậy gia đình bị hại không mời luật sư bào chữa. Gia đình người bị hại đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tăng nặng hình phạt với các bị cáo Tiến và Thoại do tính chất dã man của tội phạm đã gây ra cho người thân của mình.
Nói lời sau cùng tại phiên toà, các bị cáo Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại đều mong được toà xem xét các tình tiết giảm nhẹ.
Hội đồng xét xử Toà án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét thấy bản án sơ thẩm đã tuyên là đúng người, đúng tội. Các bị cáo đã đồng phạm, tích cực thực hiện hành vi giết người, cướp tài sản với bị cáo Nguyễn Hải Dương, giết nhiều người, giết trẻ em, giết người dã man. Những tình tiết giảm nhẹ được đưa ra tại phiên toà phúc thẩm hôm nay không đủ làm thay đổi mức án đã tuyên.
Toà án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án: Bị cáo Vũ Văn Tiến - tử hình về tội giết người, 7 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hình phạt chung là tử hình. Bị cáo Tiến có thời gian 7 ngày để viết đơn xin ân giảm án lên Chủ tịch nước.
Bị cáo Trần Đình Thoại chịu hình phạt 13 năm tù về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hình phạt chung là 16 năm tù. Thời gian chấp hành hình phạt được tính từ khi bản án sơ thẩm đã tuyên./.
Huy Sơn/VOV
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.