Đã 10 năm kể từ ngày khu rừng đặc dụng lớn nhất tỉnh Tây Ninh chính thức trở thành Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, nhiều cánh rừng trong khu vực vẫn đang bị tàn phá, khoét ruột.
Từ TP.Hồ Chí Minh, theo Quốc lộ 22, chúng tôi tới địa phận huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) rồi rẽ hướng Quốc lộ 22B chạy lên thị trấn Tân Biên, sau đó theo Tỉnh lộ 783 đi vào khu vực Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát. Trước cổng vườn là một màu xanh bạt ngàn. Tuy nhiên, theo những người dân sống ở vùng đệm của vườn, chỉ những nơi ven đường rừng mới được bảo vệ nghiêm ngặt chứ đi sâu vào bên trong, rừng chẳng còn cây gỗ nào cho… ra hồn.
Bỏ một ít tiền để nhờ H., người từng sống dựa vào rừng nhiều năm dẫn đường, chúng tôi đi sâu vào bên trong vườn quốc gia. Không khó để tìm ra những thân cây bị lâm tặc đốn hạ. Những cây này có đường kính khoảng 60-80cm. Theo quan sát của chúng tôi, có gốc mới bị cưa nhưng có gốc bị cưa đã lâu. Điều đó chứng tỏ lâm tặc đã hoạt động từ nhiều năm nay.
Quay trở lại, nhìn cánh rừng vẫn xanh hai bên đường mà tôi không khỏi ngỡ ngàng, tại sao chỉ có một con đường độc đạo dẫn vào rừng mà gỗ vẫn bị vận chuyển đi mất? Giải đáp thắc mắc của tôi, anh bạn đồng hành bảo, bọn lâm tặc sau khi đốn trộm cây không đem ra mà men theo đường rừng sang bên Campuchia. Sau đó, chúng lại vận chuyển gỗ về Việt Nam theo một con đường khác và nghiễm nhiên trở thành gỗ nhập khẩu, gỗ “sạch” có… xuất xứ rõ ràng.
Không chỉ những cây gỗ có giá trị bị đốn hạ mà cả những con thú đáng thương cũng bị săn bắt, đánh bẫy một cách công khai và rất tinh vi. H. bảo, ở vườn có nhiều loài thú quý hiếm như chồn hương, nhím rừng, tê tê, vọoc… Cũng như những thân gỗ bị đốn hạ, chúng tôi dễ dàng tìm được dụng cụ bẫy thú cài đặt khắp nơi trong rừng.
H. còn tận tình chỉ cho tôi một số quán nhậu ở ven rừng với lời hứa, muốn nhậu loại thịt thú nào cũng có, kể cả chim trên ngọn cây. Không những nhậu tại chỗ mà muốn mua về thành phố cũng có.
Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, việc một số cây gỗ bị lâm tặc đốn hạ, cán bộ kiểm lâm cũng biết nhưng rất khó xử lý vì đa phần lâm tặc đều ở bên Campuchia sang. Nếu bắt giữ cũng chuyển về bên kia cho chính quyền nước bạn xử lý. Bên cạnh đó, ông Xuân cũng chia sẻ, việc ngăn chặn nạn săn bắt thú rừng vô cùng khó khăn do địa bàn rộng, các đối tượng chủ yếu hoạt động vào ban đêm nên khó phát hiện cũng như khó tịch thu các loại thú và dụng cụ săn bắt. Thêm nữa, các thiết bị săn bẫy rất đơn giản, nếu bị phát hiện, thu giữ, họ dễ dàng mua lại các thiết bị khác.
Được biết, Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát rộng 20.000ha, với gần 700 loài thực vật quý hiếm như lim, dầu, sến, chò chỉ và nhiều loại động vật đặc hữu, nếu ngành chức năng không vào cuộc xử lý thì rất có thể những cánh rừng kia sẽ chẳng còn xanh.
Ứng Hòa
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.