Năm 2015, vườn ngũ quả của gia đình ông Lê Đức Giáp ở xã Cao Viên (Thanh Oai - TP. Hà Nội) cho thu nhập gần 600 triệu đồng. Tết Bính Thân 2016, vườn ngũ quả của gia đình ông hứa hẹn có nhiều màu sắc độc đáo hơn bởi có những cây được ghép tới 10 loại quả.
Trao đổi với phóng viên, ông Giáp cho biết, so với những năm trước, năm nay, lượng cây ngũ quả không có biến động nhiều. Hiện, trong vườn nhà ông có 250 cây ngũ quả, 50 cây phật thủ.
Theo ông Giáp, so với mặt bằng chung năm ngoái thì năm nay, cây ngũ quả to, nhiều cành và đẹp hơn. Đặc biệt, số lượng quả ghép trên cây cũng nhiều hơn. Những năm trước, ông chỉ ghép từ 7 - 9 loại quả/cây thì năm nay con số này tăng lên 10 loại quả/cây.
Một số khách hàng tới mua cây nhà ông Giáp cho biết, sở dĩ họ thích mua ở đây bởi thời gian chơi cây lâu, sau Tết cây lại ra hoa, đậu quả giống như lộc đầu năm nên dù ở xa nhưng vẫn có nhiều người tìm đến tham quan và đặt mua.
Ông Giáp tiết lộ, giá bán năm nay dao động từ 2 - 10 triệu đồng/cây, tùy từng loại. Trong vườn chỉ có 20 - 30 cây có giá khoảng 10 triệu đồng/cây, còn lại có giá bán bình quân 5 - 7 triệu đồng/cây và một số loại có giá 2 - 3 triệu đồng để phù hợp với túi tiền của mọi đối tượng người tiêu dùng. Hiện, nhiều cây đã được khách đặt mua, chỉ chờ đến gần Tết là đánh gốc. Được biết, từ trồng, chăm sóc, ghép cây ngũ quả, gia đình ông Giáp đang tạo việc làm cho hơn 10 lao động thời vụ và 4 lao động thường xuyên.
Theo ông Giáp, năm nay thời tiết khắc nghiệt nên việc chăm sóc cây cũng khó khăn hơn. Tuy vậy, với kinh nghiệm và tay nghề của mình, năm nay, gia đình ông tiếp tục có một cái Tết no ấm.
So với năm trước, cây ngũ quả năm nay của gia đình ông Giáp nhiều cành, dáng đẹp hơn.
Trong vườn nhà ông Giáp có 20 - 30 cây có giá bán khoảng 10 triệu đồng/cây.
Nhiều cây có giá từ 2 - 3 triệu đồng, phù hợp với khách hàng “bình dân”.
Việc ghép nhiều loại quả trên cùng một cây làm cho cây bắt mắt, rực rỡ hơn.
Cây được ông Giáp ghép tới 10 loại quả.
Hoàng Văn
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.