Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 7 năm 2020 | 15:37

Xây dựng nông nghiệp đô thị ở TP. Cao Lãnh

Trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, người dân TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã từng bước chuyển đổi vườn tạp thành vườn chuyên canh, chuyển đổi đất trồng lúa sang hoa màu, cây kiểng, xoài, cam,... theo xu hướng nông nghiệp đô thị.

tr14.jpg
Thu hoạch xoài Cát Chu rải vụ ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Văn Trí.

 

Các loại cây trồng chủ lực ở Cao Lãnh đều được sản xuất tập trung, thành vùng  hàng hóa, như: vùng trồng xoài ở Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông, Tịnh Thới, Hòa An, phường 6; vùng trồng hoa kiểng ở Mỹ Tân, Tân Thuận Tây, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích.

Ông Lê Quang Trạng, Phó chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh, cho biết, các ngành liên quan, các xã, phường tập trung tuyên truyền lợi ích của việc liên kết sản xuất - tiêu thụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm từng bước nâng cao nhận thức về làm ăn tập thể, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững gắn với liên kết tiêu thụ, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp.

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản của thành phố năm 2019 đạt 1.687 tỷ đồng, tăng 488 tỷ đồng, tương ứng 40,7% so với năm 2015. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nên diện tích nông nghiệp giảm dần qua các năm, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố tăng bình quân 4%/năm.

Xoài và hoa kiểng được thành phố chọn để triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Vườn cây ăn trái của thành phố từ 2.377ha (năm 2015) ước tăng lên 3.902,4ha (năm 2020), chủ yếu là xoài (3.170ha), nhãn và cây có múi. 

Đến nay, có khoảng 95% diện tích xoài được nông dân áp dụng bao trái,  300ha áp dụng quy trình VietGAP, 43,5ha xoài của Tổ hợp tác xoài Tân Thuận Tây được cấp chứng nhận VietGAP.

Nhiều mô hình thu được kết quả cao như: “Cây cam vườn tôi” đến nay đã ký hợp đồng với số lượng 84 cây, giá bán 4 triệu đồng/cây, người mua đã có thu hoạch. Trên địa bàn có 4 HTX thực hiện liên kết tiêu thụ xoài với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với diện tích 355,8ha, tổng sản lượng ước đạt 600 tấn.

Phương thức liên kết sản xuất chủ yếu ký kết hợp đồng cung ứng vật tư nông nghiệp hoặc hỗ trợ chi phí sản xuất đầu vào và bao tiêu thu mua sản phẩm đầu ra. HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tịnh Thới liên kết sản xuất và liên kết với Công ty TNHH Long Uyên tiêu thụ xoài Cát Chu loại 2 được 53,6ha (220 tấn), với 43 thành viên ký kết.

Để nâng cao giá trị quả xoài, sản phẩm chủ lực của địa phương, Đồng Tháp đã đưa vào hoạt động Trung tâm tiên tiến về thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển xoài đặt tại Công ty TNHH Kim Nhung trên địa bàn phường 11. Đây là mô hình mới và đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về xử lý xoài áp dụng công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao giá trị nông sản.

Ngoài ra, sản xuất hoa kiểng trên địa bàn Cao Lãnh là 11ha, tập trung ở các loại kiểng cổ, bon sai, hoa lan,... Thành phố sáp nhập Hội Sinh vật cảnh, Hội Làm vườn thành Hội Làm vườn và Sinh vật cảnh, củng cố lại hoạt động Hội, liên kết hội viên thành lập nhiều tổ dịch vụ chăm sóc kiểng. HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Tân đã ký 6 hợp đồng cung cấp hoa kiểng với tổng số tiền 120 triệu đồng, gồm các loại hoa sen, súng, kiểng lá... 

Thời gian tới, Cao Lãnh tiếp tục phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, trong đó chú ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, gắn với phát triển du lịch..

 

 

TN
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top