Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 31 tháng 5 năm 2018 | 17:50

Xử lý vi phạm pháp luật đê điều ở Hà Nội: Trên bảo dưới không nghe?!

Việc xử lý công trình xây dựng trái phép, bãi tập kết nguyên vật liệu lấn chiếm hành lang thoát lũ trên các tuyến đê trên địa bàn TP. Hà Nội, theo phân cấp quản lý, thuộc thẩm quyền của UBND  quận, huyện, thị xã.

Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội đã có văn bản, thậm chí Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp chỉ đạo nhưng đến nay nhiều vi phạm pháp luật về đê điều vẫn chưa được xử lý.

dsc_9396.JPG
Trạm trộn bê tông của Công ty Việt Anh vi phạm pháp luật về đê điều mà vẫn ngang nhiên tồn tại.
 

Nhiều vi phạm

Hà Nội có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Đà, sông Hồng, Đuống, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi… với tổng chiều dài hơn 620km. Những năm qua, thành phố và các quận, huyện, thị xã đã tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi.

Theo đánh giá của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 4 trọng điểm phòng chống lụt bão gồm đê, kè Cổ Đô, đê hữu hồng Ba Vì, cống Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm; Đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu; đê tả Đuống, huyện Đông Anh; cống Cẩm Đình, đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ.

Ngoài ra, còn có 12 điểm xung yếu khu vực: kè Khê Thượng, huyện Ba Vì; khu vực đê Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ; khu vực kè Liên Trì, huyện Đan Phượng; cụm công trình cống qua đê Yên Sở; khu vực kè An Cảnh, huyện Thường Tín; cống trạm bơm Thụy Phú, huyện Phú Xuyên.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm Luật Đê điều vẫn còn tồn tại, thậm chí có nơi còn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Các vi phạm chủ yếu là xây dựng, cải tạo nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông, chiếm dụng mái đê để trồng các loại cây; dựng lều quán trên mặt đê, mái đê; tập kết vật liệu xây dựng trong hành lang bảo vệ đê… Địa phương để xảy ra nhiều vi phạm như: huyện Ứng Hòa (21 vụ), huyện Sóc Sơn (16 vụ), huyện Thường Tín (12 vụ), huyện Phú Xuyên và huyện Ba Vì (11 vụ). 

Đáng nói là, một số địa phương còn để cho các tổ chức lấn chiếm không gian thoát lũ xây dựng các công trình kiên cố, các trạm trộn bê tông, các bãi tập kết vật liệu, thậm chí một số tổ chức còn đổ đất lấn chiếm lòng sông.

Theo ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai: Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2242/VP-KT đề nghị sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã có đê xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được các văn bản của Tổng cục Phòng, chống thiên tai thông báo kết quả thực hiện dự án cấp bách, xung yếu đê điều, phòng chống thiên tai, kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều và công tác quản lý đê điều năm 2018 và đề nghị xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. 

Đề nghị UBND các cấp, tổ chức xử lý dứt điểm các vụ vi phạm, đồng thời, tăng cường xử phạt vi phạm hành chính về đê điều, nhất là những vụ vi phạm mới phát sinh; thông báo rộng rãi kết quả chỉ đạo, xử lý đến người dân để tạo sự đồng thuận; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều tới các tổ chức, cá nhân.

“Bên cạnh đó, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cũng đã có nhiều văn bản đôn đốc các địa phương xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Nhưng việc xử lý của các quận, huyện, thị xã chưa được triệt để, thậm chí còn có biểu hiện bao che cho các đơn vị, tổ chức cá nhân vi phạm Luật Đê điều”, ông Thịnh cho biết.

Trên bảo dưới không nghe?

Dẫn chứng về việc chính quyền không xử lý triệt để, ông Thịnh cung cấp cho phóng viên báo Kinh tế nông thôn một tập văn bản liên quan đến Công ty TNHH Việt Anh có công trình xây dựng vi phạm Luật Đê điều tại khu vực bãi Sông Đuống, thuộc địa bàn xã Dương Hà (Gia Lâm).

Theo đó, Công ty TNHH Việt Anh sử dụng khu đất 65.000m2 ở sát bờ sông Đuống, thuê thầu của UBND xã Dương Hà, tiến hành đổ đất, phế thải san lấp mặt bằng lấn chiếm bờ sông, lòng sông.

Ngay sau khi phát hiện vi phạm này của Công ty TNHH Việt Anh, Hạt quản lý đê số 6 đã phối hợp với UBND xã Dương Hà tiến hành lập biên bản vi phạm và ra quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật đê điều gửi chính quyền địa phương đề nghị xử lý theo thẩm quyền.

Sở Nông nghiệp và PTNT và Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão đã có văn bản đề nghị UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo xử lý vi phạm theo thẩm quyền; Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch xử lý, giải tỏa vi phạm luật đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn. Huyện Gia Lâm cũng đã có thông báo kết luận và kiến nghị xử lý.

Tuy nhiên, vi phạm không những không được xử lý mà còn có phần gia tăng. Hạt quản lý đê điều tiếp tục tiến hành lập biên bản vi phạm, Chi cục Đê diều và PCLB tiếp tục có văn bản đề nghị UBND huyện Gia Lâm kiên quyết xử lý, nhưng đến nay vi phạm vẫn tồn tại.

Mùa mưa bão sắp đến, mọi công trình xây dựng vi phạm Luật Đê điều nếu không được chính quyền cơ sở xử lý nghiêm thì hậu quả khi thiên tai xảy ra sẽ rất lớn.

Câu hỏi được dư luận đặt ra: Sai phạm đã rõ ràng, cơ quan quản lý nhà nước đã nhiều lần có văn bản đề nghị chính quyền sở tại xử lý, nhưng không được thực thi một cách nghiêm túc. Phải chăng, việc không xử lý triệt để các công trình vi phạm Luật Đê điều là do chính quyền nơi có công trình vi phạm không kiên quyết hay có sự bao che, làm ngơ?! Vì sao lại có chuyện “Trên bảo dưới không nghe” như vậy?!

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

 


 

Công Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top