Đó là khẳng định của hầu hết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo khoa học “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ”. Sự kiện mang tầm cỡ quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Khoa học Việt Nam tổ chức.
So với 2 hội thảo về Dinh trấn Thanh Chiêm diễn ra trước đó (vào các năm 2002 và 2007), hội thảo khoa học lần này được cho là có tính quy mô bậc nhất, có hàng trăm nhà quản lí, nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước, các linh mục…
Hội thảo thu hút gần 70 tham luận được nghiên cứu công phu, đề cập đến các vấn đề lịch sử - văn hóa - xã hội ở Đàng Trong và xứ Quảng thời chúa Nguyễn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vai trò của Dinh trấn Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn (nay là xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cũng như sự ra đời của chữ quốc ngữ trên mảnh đất Quảng Nam.
Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu đề dẫn hội thảo
Hội thảo thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà khoa học, nhà nghiên cứu
Dinh trấn Thanh Chiêm được coi là thủ phủ thứ hai ở Đàng Trong. Dưới thời các Chúa Nguyễn, Thanh Chiêm là nơi thực tập việc quản lý, điều hành của đất nước của các “thế tử”.
Về quân sự, do nằm bên bờ sông lớn, nối biển Đông với Trường Sơn, cách Cửa Đại khoảng 10km và trên trục đường Thiên lý Bắc – Nam nên thuận lợi giao thông cả đường thủy và đường bộ. Nơi đây từng là căn cứ thủy quân hùng mạnh (chiến thắng hạm đội Hà LAN năm 1644, đánh bại 7 cuộc tấn công quy mô của quân Trịnh…), là bàn đạp để tiến hành cuộc Nam tiến.
Tại Thanh Chiêm – Hội An, từ năm 1617 – 1625, linh mục Francisco de Pina đã học tiếng Việt, truyền đạo bằng tiếng Việt và dạy cho hai giáo sĩ Alexandre de Rhodes, người Pháp và Antonio Fonte (người Bồ Đào Nha). Francisco de Pina đồng thời viết tài liệu giảng dạy: “ Phương pháp Latinh hóa tiếng Việt” và Ngữ pháp tiếng Việt”. Chính linh mục F.de Pina đã thừa nhận: Kẻ Chiêm (Thanh Chiêm) là nơi học tiếng Việt tốt nhất, vì là trung tâm của triều đình.
Tại Thanh Chiêm còn có trường dạy chữ Quốc ngữ đầu tiên, do Cha Bề Trên và là thầy dạy F.de Pina đảm trách.
Có thể nói, trú sở Thanh Chiêm là nơi đào tạo tiếng Việt bài bản theo cách thức mới từ phương Tây, mà Pina là người có công khai phá và A-lếch- xăng- đờ- rốt là người kế nhiệm, hoàn chỉnh.
Tại hội thảo, nhóm chủ đề mang tên “Dinh trấn Thanh Chiêm và sự ra đời chữ Quốc ngữ” của các tác giả tên tuổi Nguyễn Đức Nhuệ, Bùi Văn Tiếng… thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu tham dự. Đây được xem là chủ đề chính của hội thảo, có đến 31 tham luận (chiếm gần 50%) với nội dung quả quyết Dinh trấn Thanh Chiêm là nơi đầu tiên khai sinh chữ Quốc ngữ. Đồng thời khẳng định quá trình truyền bá đạo Công giáo vào Quảng Nam – tiền đề ra đời chữ Quốc ngữ. Giáo sĩ Francisco de Pina với quá trình hình thành chữ Quốc ngữ tại Dinh trấn Thanh Chiêm đầu thế kỉ XVII.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay, hội thảo lần này ngoài thảo luận làm sáng tỏ vai trò, trị trí và quá trình phát triển của Dinh trấn Thanh Chiêm, tỉnh Quảng Nam còn hy vọng đây sẽ là cơ sở để lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Hải Yến
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.