Thời gian gần đây, việc xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm ly, ống hút hay bao bì được làm từ vật liệu thiên nhiên để thay thế đồ nhựa dùng một lần đã trở thành xu thế tiêu dùng mới, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người.
Sản phẩm thân thiện với môi trường lên ngôi
Theo ước tính của Bộ TN&MT, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8kg lên mức 41,3kg/người trong giai đoạn từ 1990 - 2018. Việc lạm dụng sử dụng túi nilông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường.
Trước những lo ngại về sự gia tăng của đồ nhựa dùng một lần, những sáng chế vì môi trường ra đời đang được người tiêu dùng hưởng ứng. Hàng loạt các sản phẩm tiện ích được thay thế, như: ống hút sắt, bình thủy tinh, bình nước tre, ống hút gạo, ống hút tự hủy, ống hút sậy, ly giấy, hộp xốp bằng bã mía hay các sản phẩm có thể tự phân huỷ… đang được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Người dân ngày càng ý thức được việc cấp thiết phải bảo vệ môi trường sống nên việc sử dụng các sản phẩm môi trường trong thời gian gần đây đang có chiều hướng tăng mạnh. Nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch”.
Chị Lê Thị Quỳnh Trang là một doanh nghiệp nhỏ buôn bán các bình nước tre chia sẻ: “Trước đây mình có tham gia một chương trình nói về vấn đề ô nhiễm môi trường có liên quan đến việc dùng đồ nhựa và mình cũng có tham gia cùng các anh chị hội nhóm buôn bán các sản phẩm thân thiện với mội trường. Từ đó, mình có cơ duyên bán các sản phẩm có thể dùng nhiều lần thay thế cho đồ nhựa dùng một lần, vừa đảm bảo sức khoẻ của khách hàng mà cũng tránh được những tác động gây ô nhiễm môi trường. Thời gian đầu bán, khách của mình chưa được nhiều nhưng dần dần người dân cũng ý thức được những tác hại của chai nhựa, họ cũng dần thay đổi, đặc biệt là sau thời gian dịch Covid-19 vừa rồi, sức mua của khách tăng mạnh hơn”.
Hiện nay, theo khảo sát của phóng viên tại một số cửa hàng bán sản phẩm thân thiện với môi trườg như mặt hàng nhãn riêng nhóm đồ dùng, bao bì như túi rác bằng nhựa sinh học tự hủy, túi đựng thực phẩm tự hủy, bao tay sử dụng 1 lần tự hủy, ly giấy, dĩa giấy, ống hút giấy… được khách hàng tích cực hưởng ứng. Một số sản phẩm còn “cháy hàng”, sản xuất không kịp phân phối.
Ý thức bảo vệ môi trường người tiêu dùng tăng cao
Hiện nay, tại nhiều nhà hàng, quán cafe sử dụng các sản phẩm ống hút bằng giấy mía thay vì sử dụng ống hút nhựa như trước. Theo đó, tại nhiều các siêu thị sử dụng lá chuối bọc sản phẩm tươi sống thay vì túi nylon thay vì những túi nilong như trước đây.
Chị Võ Hương Giang (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, mình hay đi uống cafe, trước ở các quán họ dùng ống hút nhựa nhưng giờ mình thường thấy họ dùng ống hút bằng giấy được làm bằng vật liệu hữu cơ nhiều hơn. Mình rất ủng hộ việc thay đổi này bởi nó sẽ góp phần bảo vệ môi trường và an toàn cho sức khỏe hơn là ly nhựa dùng một lần kém chất lượng”.
Cũng tại nhiều quán cafe trên địa bàn thành phố Hà Nội còn trưng bán các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút inox, túi vải, …Việc xuất hiện nhiều sản phẩm tiện ích thân thiện với môi trường là một bước tiến tốt, thể hiện sự quan tâm và thay đổi thói quen trong sản xuất lẫn tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Anh Bùi Đức Trung, một nhân viên tại quán cafe (Thái Thịnh, Hà Nội)) chia sẻ: “Quán mình đã sử dụng ống hút giấy phục vụ khách hàng hơn 4 tháng nay và được nhiều bạn trẻ ưa thích. Bên cạnh đó, quán cũng trưng bán đồ thân thiện với môi trường ngay tại lối đi vào để khách hàng có thể nhìn thấy trước khi bước vào quán”.
Có thể khẳng định những sản phẩm thân thiện với môi trường đang được người tiêu dùng hưởng ứng tích cức và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới. Hiện nay có nhiều cửa hàng, siêu thị… người dân đã lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường sử dụng thường xuyên, trở thành xu hướng mới trong tiêu dùng của người dân.
Hà Nội tăng cường các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí
UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn số 3074/UBND-ĐT yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường các biện pháp khắc phục hạn chế ô nhiễm, cải thiện AQI trên địa bàn; thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Chỉ thị số 19/CT-UBND. Hàng quý báo cáo kết quả về Sở TN&MT để tổng hợp báo cáo UBND TP.
Công văn nêu rõ, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát, xử phạt hành vi vứt rác không đúng nơi quy định, thu gom đốt rác, đốt rơm rạ tự phát,...; đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo không để tồn đọng rác thải trên địa bàn;…
Hà Nội sẽ nâng mức xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường
Yêu cầu Sở Xây dựng và các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện tưới nước rửa đường, nhất là trong các ngày có AQI ở mức xấu trở lên, nhằm giảm phát tán bụi; yêu cầu các đơn vị vệ sinh môi trường nghiên cứu, cải tiến công nghệ, quy trình phun rửa để đảm bảo tiết kiệm nước và đạt hiệu quả làm sạch cao.
Đồng thời, Sở Xây dựng tăng cường cải tạo hệ thống thu gom nước thải; đôn đốc tiến độ các dự án thu gom và xử lý nước thải; kè hồ nội thành, chống lấn chiếm; cải tạo cảnh quan các hồ điều hòa nâng cao hiệu quả điều hòa vi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, điều kiện sống cho người dân;…
Giao Sở TN&MT nghiên cứu ứng dụng công nghệ mô hình hóa, dự báo cảnh báo ô nhiễm; đẩy nhanh việc xây dựng ứng dụng phần mềm trên điện thoại công bố công khai AQI nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo vệ môi trường không khí, đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc theo dõi diễn biến chất lượng không khí trên địa bàn.
Các lực lượng thanh tra chuyên ngành, Công an thành phố tăng cường kiểm tra giám sát các công trình xây dựng, công tác duy trì vệ sinh môi trường, kiểm soát xe chở vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, rác thải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Sở Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND TP trình HĐND TP ban hành Nghị quyết về “Chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức cá nhân”, trong đó đề xuất nâng mức xử phạt, áp dụng mức chế tài mạnh đủ răn đe đối với từng hành vi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.