Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 10 năm 2018 | 13:26

Xuân Thắng, làm đâu chắc đó

Xuân Thắng là xã nghèo của huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa), cách trung tâm huyện 30km về phía Tây Bắc, diện tích 41,08km²; dân số 4.540 người, 1.030 hộ, hầu hết là đồng bào dân tộc Thái, được chia thành 8 thôn.

100% số thôn đang được hưởng chương trình 135 và 30a của Chính phủ. Với việc hoàn thành 11/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), vùng quê nơi đây đang chuyển mình tích cực.

niềm-vui-được-mùa-của-nhân-dân-xã-xuân-thắng-huyện-thường-xuân-thanh-hóa-ảnh-ubnd-xã-xuân-thắng.JPG
Niềm vui được mùa của nhân dân xã Xuân Thắng.

 

Xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương, dù địa bàn rộng, dân cư ít, sinh sống không tập trung nhưng Xuân Thắng  đã lập được đề án quy hoạch và sử dụng đất, lấy dân làm chủ thể để thực hiện các tiêu chí NTM.

Đổi thay từng ngày

Ông Hoàng Trọng Lưu, Chủ tịch UBND xã Xuân Thắng, cho biết: Qua nhiều nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã và tranh thủ sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo các cấp, ngành, các tổ chức, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và nội lực, đến nay, hạ tầng cơ sở đã được xây dựng đồng bộ.

Chương trình điện khí hoá nông thôn với 5 trạm biến áp hạ thế, dung lượng 150KVA và hệ thống dây điện hạ thế 0,4kV được kéo về trung tâm 8 thôn, đã cung cấp cho 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Điểm bưu điện xã đáp ứng nhu cầu truyền tải, cập nhật thông tin, giao thoa văn hóa trên toàn quốc và quốc tế bằng điểm truy cập internet cộng đồng phủ sóng rộng khắp trên toàn xã; 8/8 thôn có nhà văn hoá được sửa chữa, nâng cấp và xây mới; sân thể thao ở các thôn đã thu hút nhân dân tham gia vào các hoạt động thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... Hàng năm, đội tuyển của xã đều đạt được nhiều giải cao khi tham gia thi đấu tuyến huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, trạm y tế xã cũng đáp ứng tốt công tác khám - chữa bệnh ban đầu cho người dân. Sự nghiệp trồng người  được chăm lo, chương trình kiên cố hoá trường lớp ở cả 3 cấp học được đầu tư theo chương trình 159, 174, 20 của Chính phủ, 100% số lớp học đã được xây dựng kiên cố, chấm dứt tình trạng phải dạy, học 2 ca/ngày. Với các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn hàng năm đều tăng.

Theo ông Lò Văn Lập, Phó chủ tịch UBND xã: Xã có tuyến đường Tỉnh lộ 703 chạy qua giữa xã và các tuyến đường ATK đi vào các thôn Én, thôn Xương và thôn Xem đã được nhựa hóa trên 30km giúp cho việc đi lại và thông thương, trao đổi hàng hóa thuận lợi. Bên cạnh đó, các công trình đập thủy lợi được hình thành tại các thôn đã cơ bản cung cấp đủ nước  cho sản xuất.

Cải thiện đời sống

Song song với xây dựng hạ tầng cơ sở, Xuân Thắng thực hiện phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện giao đất lâm nghiệp cho các hộ dân sử dụng ổn định, lâu dài; thực hiện các chương trình, dự án vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đưa các cây, con, giống mới vào sản xuất, kèm theo áp dụng khoa học kỹ thuật… đã cho ra các sản phẩm có giá trị cao như: keo, luồng, nứa, vầu, cao su, vịt bầu bản địa... Thu nhập  được nâng lên, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Xã không còn hộ đói, hộ ở nhà tạm, nhà dột nát; 77% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

Cũng theo ông Lập, nếu như năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của xã ở mức 4 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo (xét theo đa chiều) 64%;  thì nay, 6 tháng đầu năm 2018, hộ nghèo trên địa bàn đã giảm còn 409 hộ (39,71%); hộ cận nghèo 387 hộ (37,57%); thu nhập bình quân đầu người được tăng lên, ước đạt ở mức 9,94 triệu đồng/năm.

Ông Lưu nhấn mạnh: “Thời gian tới, khi có các nguồn ngân sách, xã sẽ chú trọng tập trung làm đường giao thông, thủy lợi, đặc biệt là xây dựng mới 7 cầu tràn để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân”.

Với những kết quả đạt được, Xuân Thắng đã XDNTM theo đúng lộ trình, làm tới đâu chắc tới đó. Bức tranh nông thôn trên vùng núi Xuân Thắng đang khởi sắc từng ngày.

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top