Số liệu thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, Campuchia đã xuất khẩu được gần 400.000 tấn gạo, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo của Liên đoàn gạo Campuchia cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, nước này đã xuất khẩu được 397.660 tấn gạo với tổng giá trị hơn 264 triệu USD, tăng 41% sản lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2019.
Các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia là Trung Quốc chiếm 37% tương đương gần 150.000 tấn, châu Âu chiếm 34% tương đương 135.000 tấn, các nước ASEAN chiếm 13%, trong đó, Malaysia là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia với gần 22.000 tấn.
Gạo xuất khẩu của Campuchia |
Đặc biệt, trong thời gian qua, lượng gạo trắng của Campuchia xuất khẩu tăng mạnh, chiếm 23% tổng kim ngạch gạo xuất khẩu, tăng gần 80% so với cùng kỳ năm 2019 do các nước có nhu cầu cao đối với loại gạo này trong bối cảnh dịch Covid-19 gây lo ngại về an ninh lương thực.
Xuất khẩu gạo của Campuchia liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây và hiện đã trở thành một ngành kinh tế chủ lực, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chùa tháp./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…