Chủ tịch TREA cho biết gạo Thái Lan đắt hơn đối thủ cạnh tranh và điều đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, đây là kết quả của việc đồng baht nội địa tăng giá và hạn hán.
(Nguồn: thestar.com.my)
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 2,2 triệu tấn gạo trong nửa đầu năm nay với giá trị 1,382 tỷ USD, giảm 21,03% về lượng và 28,14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) Charoen Laothammathat đánh giá tình hình không tốt cho xuất khẩu gạo của quốc gia Đông Nam Á này.
So với mục tiêu đặt ra cho cả năm 2021 là 6 triệu tấn với trị giá 5 tỷ USD, Thái Lan có thể xuất khẩu 5,7 triệu tấn gạo.
Theo ông Charoen, để xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm nay, Thái Lan phải xuất khẩu trung bình 500.000 tấn mỗi tháng, trong khi xuất khẩu gạo của Thái Lan hiện đang thấp hơn mục tiêu.
Chủ tịch TREA cho biết gạo Thái Lan đắt hơn đối thủ cạnh tranh và điều đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Đây là kết quả của việc đồng baht nội địa tăng giá và hạn hán.
Ông Charoen cho biết xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm liên tục ở nhiều thị trường như có thể thấy được từ số liệu xuất khẩu sang các nước láng giềng như Malaysia.
Trong hai tháng đầu năm nay, Ấn Độ là nước xuất khẩu nhiều gạo nhất với 72.203 tấn, tiếp theo là Pakistan 19.575 tấn, Việt Nam 13.978 tấn, Myanmar 10.899 tấn, trong khi Thái Lan đứng thứ 5 với 6.059 tấn.
Bộ Thương mại Thái Lan đã phối hợp với TREA để thúc đẩy ba mặt hàng xuất khẩu gạo chính của nước này gồm: tăng trưởng 4,8% gạo jasmine đối với các thị trường cao cấp và 5,2% về doanh số bán gạo thơm; tăng trưởng 4,7% xuất khẩu gạo trắng nói chung và 4,9% đối với gạo đồ; tăng 3,6 xuất khẩu gạo nếp và 12,5% đối với gạo lứt và gạo xát 12,5% sang các thị trường chuyên biệt.
Đồng thời, Bộ Thương mại sẽ thúc đẩy thị trường giao dịch gạo giữa chính phủ với chính phủ (G2G).
Mới đây, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit cho biết Vụ Ngoại thương đã đàm phán xuất thêm 20.000 tấn gạo trắng sang Trung Quốc theo hợp đồng G2G mua 1 triệu tấn gạo.
Vụ Ngoại thương cũng có kế hoạch đàm phán bán gạo dưới dạng G2G theo biên bản ghi nhớ mà Thái Lan đã ký với Bangladesh và Indonesia.
Ông Charoen cho biết xuất khẩu gạo của Thái Lan đã gặp khó khăn bởi những vấn đề tương tự trong 10 năm qua. Giá gạo Thái Lan cao hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh như Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.
Các loại gạo của Thái Lan không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, gần đây vẫn còn tồn tại vấn đề giá cước tăng ảnh hưởng đến giá xuất khẩu gạo của Thái Lan.
Năm 2019, Thái Lan xuất khẩu 7,58 triệu tấn gạo, thu về 131 tỷ baht (khoảng 4 tỉ USD), giảm 32% về lượng và 25% về giá trị so với năm trước đó. Năm ngoái, Thái Lan chỉ xuất khẩu được tổng cộng 5,7 triệu tấn gạo./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…