Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 6 năm 2022 | 12:2

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm thặng dư 5,75 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9%. Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục là hai thị trường nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

ca-phe.jpg

Càphê là sản phẩm tăng nhiều nhất cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. (Ảnh minh họa: TTXVN)

 

Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố ngày 28/6, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9%. Trong đó nhóm nông sản chính 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính 9,1 tỷ USD, tăng 3%; thủy sản 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; chăn nuôi176 triệu USD, giảm 15,9%; đầu vào sản xuất 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%.

Đóng góp vào thành công của việc tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 1 tỷ USD gồm: Càphê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất.

Trong 6 tháng đầu năm, cao su, càphê, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Càphê là sản phẩm tăng nhiều nhất với khối lượng tăng 21,7% và giá trị tăng 49,7%; tiếp theo là sắn và sản phẩm từ sắn tăng 13,2% khối lượng, 28% giá trị; cao su tăng 9,2% khối lượng, 12,2% giá trị; gạo tăng 16,2% khối lượng, 4,6% giá trị.

Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm (đạt 125.000 tấn, giảm 19,1%), nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 40,9% nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng (đạt 566 triệu USD, tăng 14%).

 

Xuat khau nong, lam, thuy san 6 thang dau nam thang du 5,75 ty USD hinh anh 1

 

Những mặt hàng khác tăng giá trị chủ yếu nhờ khối lượng như: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,49 tỷ USD (tăng 2,8%), mây, tre, cói thảm 481 triệu USD (tăng 8,2%).

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là các thị trường nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, trong đó  Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,61 tỷ USD (tăng 7,9%), chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu, trong đó, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm khoảng 66,8%).

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,97 tỷ USD, tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu.

Ngoài xúc tiến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đã xuất khẩu chính ngạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đàm phán, hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc, bưởi, chanh ta sang Newzealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa sang Trung Quốc; mật ong sang EU; khảo sát vùng trồng, nhà máy chiếu xạ để thống nhất kế hoạch xuất khẩu bưởi với Hoa Kỳ./.

 

 

TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

Top