Nông sản và thuỷ sản xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn khi dịch viêm phổi cấp do virus cúm corona lan rộng, hướng đi các thị trường mới sẽ là giải pháp.
Nông sản, thuỷ sản và chăn nuôi gặp khó
Đối với mặt hàng trái cây chủ lực, nhất là thanh long, dưa hấu chiếm tỷ trọng lớn phục vụ thị trường Trung Quốc trong dịp cao điểm Tết Nguyên Đán và lễ sau Tết. Qua rà soát, từ nay đến hết rằm tháng Giêng âm lịch, tại tỉnh Long An lượng thu hoạch thanh long khoảng 21.600 tấn. Đợt tiếp theo từ ngày 8/2-28/2 thu hoạch khoảng 54.000 tấn. Đầu tháng 3, tại Tiền Giang thu hoạch khoảng 10.000 tấn, Bình Thuận khoảng 100.000 tấn…
Hầu hết các sản phẩm trái cây nêu trên là xuất khẩu tươi, chưa qua chế biến. Tuy các địa phương đã hướng dẫn, chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhưng tình trạng ùn tắc, dư cung cục bộ sẽ diễn ra do việc hạn chế giao dịch tại các cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, lịch nghỉ Tết Nguyên Đán của Trung Quốc kéo dài và các biện pháp đảm bảo công tác phòng chống dịch viêm phổi cấp do virus corona được triển khai từ cả hai phía (đến tối ngày 2/2/2020, theo cập nhật có khoảng 175 xe thanh long loại 20 tấn/xe tại Lạng Sơn).
Hơn 100 xe thanh long ùn ứ ở cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn). |
Các sản phẩm từ chăn nuôi được xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm sữa Việt Nam mới được phép xuất khẩu chính ngạch từ tháng 10/2019, việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khi thông thương nội địa và quốc tế của Trung Quốc bị đình trệ do tác động của dịch bệnh corona.
Về xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc năm 2019 vẫn có mức độ tăng trưởng khá (tăng 22% so với 2018), đặc biệt là tháng 12/2019 đã tăng 36,2% so với tháng 11/2019, trong đó một số sản phẩm có mức tăng trưởng mạnh như: tôm tăng 17%, cá tra tăng 61,5%; mực và bạch tuộc tăng 16,1%.
Tuy nhiên trong quý 1 năm 2020, do Trung Quốc đã thông báo tạm dừng khiến cho việc xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn về thời điểm giao hàng. Cụ thể, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tạm dừng việc giao hàng cho đến hết ngày 9/2/2020 hoặc cho đến khi có thông tin bình thường hóa các hoạt động trở lại từ Chính phủ Trung Quốc.
Các sản phẩm từ chăn nuôi được xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm sữa Việt Nam mới được phép xuất khẩu chính ngạch từ tháng 10/2019, việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khi thông thương nội địa và quốc tế của Trung Quốc bị đình trệ do tác động của dịch bệnh virus corona.
Việc tạm dừng đường bay, khó khăn trong giao thông giữa hai nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với: Hoạt động giao dịch, làm việc trao đổi của doanh nghiệp hai nước, đặc biệt đối với các hoạt động vận chuyển hàng hóa nông sản bằng đường hàng không, đường thủy, đường bộ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp cùng Bộ Công Thương để đưa ra phương án tháo gỡ khó khăn cho hàng nông sản xuất khẩu. |
2 kịch bản ứng phó với dịch bệnh, khai thác các thị trường tiềm năng
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, nhiều mặt hàng nông sản bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp do virus Corona. Hầu hết các sản phẩm trái cây chủ lực, nhất là thanh long, dưa hấu là xuất khẩu tươi, chưa qua chế biến.
“Các địa phương đã hướng dẫn, chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhưng tình trạng ùn tắc, dư cung cục bộ sẽ diễn ra do việc hạn chế giao dịch tại các cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, lịch nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc kéo dài và các biện pháp đảm bảo công tác phòng chống dịch viêm phổi cấp được triển khai từ cả hai phía” - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.
Thời gian qua, ngành chế biến nông sản của Việt Nam phát triển vượt bậc nhưng năng lực chế biến sâu của một số ngành hàng nông lâm - thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng kịp thời việc tập trung thu mua chế biến các sản phẩm nông sản trong nước hiện nay.
Trên cơ sở nhận định dịch Viêm phổi cấp có diễn biến ngày càng phức tạp, khó dự đoán về thời điểm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị 2 kịch bản ứng phó với dịch bệnh.
Phương án trước mắt, sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý đến 9/2/2020, nếu dịch Viêm phổi cấp không được kiểm soát hiệu quả, lây lan trên diện rộng thì không loại trừ Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn lây lan dịch bệnh, dẫn tới tình hình xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam có nguy cơ chịu tác động ảnh hưởng rất cao.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản và các cục chuyên ngành, chủ động phối hợp với cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới triển khai toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất về công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm. Khai thác tiềm năng và thị trường ngách ngay từ đầu năm 2020, tạo sự đột phá trong đa dạng hóa thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cử đoàn công tác sang Dubai (UAE) từ 15/2 để mở rộng thị trường Trung Đông, sang Hoa Kỳ từ 22/2, sang Brazil trong tháng 3/2020. Tổ chức các đoàn công tác mở rộng thị trường sang Nhật Bản (tháng 3/2020) Liên bang Nga (tháng 6/2020) Úc và NewZealand (tháng 7/2020)…
Thường xuyên trao đổi thông tin với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để liên hệ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc thu xếp các chuyến công tác của chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam trong quý 1 và quý 2 năm 2020 để tháo gỡ khó khăn. Tiếp tục phối hợp với cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc triển khai các Đoàn công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa phương trọng điểm của Trung Quốc tại thời điểm phù hợp nhất ngay sau khi phía Trung Quốc kiểm soát dịch viêm phổi cấp và công bố mở cửa lại bình thường.
Phương án bùng phát dịch kéo dài nhiều tháng, phối hợp các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, các đơn vị ngành Công thương các địa phương đẩy mạnh tổ chức xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn; ưu tiên thị trường nội địa; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông sản.
Tập trung chỉ đạo phối hợp với các địa phương, nghiên cứu điều chỉnh một số đối tượng cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ và lợi thế so sánh của từng địa phương.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.