Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 4 năm 2022 | 21:3

Xúc tiến xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc sau dịch Covid-19

Ngày 27/4, tại thành phố Cao Lãnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Quốc giai đoạn sau COVID-19.

Ngày 27/4, tại thành phố Cao Lãnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Quốc giai đoạn sau COVID-19.

 

ca-tra.jpg

Chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

 

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn cho biết, hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chính ngạch của Đồng Tháp sang Trung Quốc chiếm tỉ trọng gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, chủ yếu là nông sản, thủy sản. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch của Đồng Tháp sang thị trường này tiếp tục tăng, đạt khoảng 231 triệu USD.

Tuy nhiên, so với tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản của tỉnh thì đây vẫn là con số khá khiêm tốn. Ngoài ra, lượng nông sản, chủ yếu là trái cây của Đồng Tháp xuất khẩu sang Trung Quốc bằng hình thức tiểu ngạch vẫn còn chiếm tỉ trọng khá cao.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, hiện nay, Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính” như nhiều người từng nghĩ, đang siết chặt các quy định về quản lý, kiểm soát nhập khẩu, nhất là mặt hàng nông sản, thủy sản; đòi hỏi chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng tiêu chuẩn cao và truy xuất nguồn gốc.

Vì vậy, việc xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Trung Quốc trở nên khó khăn nếu các nhà sản xuất, doanh nghiệp chưa thay đổi tư duy sản xuất, xuất khẩu ngay từ bây giờ.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, Trung Quốc là thị trường lớn, hấp dẫn, đầy tiềm năng với hơn 1,4 tỷ người. Sự thay đổi của người dân trong thói quen tiêu dùng cũng như yêu cầu ngày càng cao của họ về chất lượng hàng hóa nên Trung Quốc đã và đang xây dựng nền thương mại chất lượng cao, đi kèm với đó là những chính sách quản lý, tiêu chuẩn đưa ra ngày càng nghiêm ngặt hơn.

Điều đó tác động đến xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với nông sản, thủy sản. Đây là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều địa phương, trong đó có Đồng Tháp.

Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra nhiều khuyến cáo, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương để đáp ứng những tiêu chuẩn mới, xuất khẩu hàng hóa chính ngạch sang Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn một số mặt hàng nông sản phụ thuộc hình thức xuất khẩu tiểu ngạch.

Điều này dẫn tới rất nhiều yếu tố bị động, bất cập trong quá trình xuất khẩu nông sản, thủy sản, gây tổn thất kinh tế và các hệ lụy xã hội khác đối với doanh nghiệp và người dân. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, việc tìm giải pháp để nông sản, thủy sản đáp ứng tốt hơn yêu cầu, tiêu chuẩn mới của thị trường Trung Quốc, tăng dần xuất khẩu bằng hình thức chính ngạch và giảm xuất khẩu tiểu ngạch là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe cán bộ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) trình bày tổng quan về thị trường Trung Quốc; những khó khăn và định hướng phát triển bền vững sang thị trường này thời gian tới; thông tin về nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản tại Trung Quốc; những rào cản và vi phạm thường gặp khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Cùng với đó là một số lưu ý đối với doanh nghiệp khi thực hiện những quy định mới của Trung Quốc tại Lệnh số 248 và 249 trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu.

Để thực hiện hiệu quả việc xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Trung Quốc, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đề xuất tỉnh Đồng Tháp huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương, tham khảo mô hình của tỉnh Bắc Giang, Sơn La; tăng cường nâng cao chất lượng, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng trái cây, thủy sản (cá da trơn) đã qua chế biến.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, kết nối những thị trường tiềm năng ở Trung Quốc như Chiết Giang, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Hồ Nam, Hồ Bắc; tích cực quảng bá sản phẩm, thương hiệu địa phương qua các hội chợ, triển lãm, kênh bán hàng online…

Hội nghị nhằm kịp thời thông tin những quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu hàng nông sản, thủy sản của thị trường Trung Quốc, để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chủ động kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả xuất khẩu giai đoạn sau COVID-19./.

 

 

 

TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top