Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 7 năm 2019 | 19:58

Yên Dũng: Bộn bề công tác VAC 6 tháng cuối năm

Tình hình dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa dứt, Yên Dũng định hướng công tác phát triển kinh tế VAC 6 tháng cuối năm

Ngày 8/7, HLV huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019, và định hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, khi tình hình trên địa bàn không có nhiều thuận lợi, do thời tiết và dịch bệnh. 

img_6739.JPG

Ông Lý phát biểu tại hội nghị  

 

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo UBND huyện Yên Dũng, HLV Bắc Giang, và hơn 30 đại biểu các cấp, ngành địa phương, cùng 17 đơn vị HLV cấp xã.

Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2019, tổng diện tích cây ăn trái của Yên Dũng đạt 2.181 ha; cây công nghiệp ngắn ngày và  rau màu 140 ha.

Đáng ghi nhận là, hội viên đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, tiếp thu khoa học kỹ thuật, đưa cây - con giống mới vào sản xuất. Năng nổ trong công tác trang trại, gia trại vừa và nhỏ, đem lại hiệu quả cao.

Ông Trần Ngọc Lý, Phó chủ tịch HLV Yên Dũng, cho biết: “6 tháng đầu năm 2019, Yên Dũng tiếp tục thu hoạch 4,5 ha bưởi da xanh năm thứ 4, chất lượng và mẫu mã tốt.

Đồng thời, đã có sản phẩm của 33 ha thuỷ sản khép kín, bao gồm: cá thịt, cá giống, cá phục vụ chăn nuôi, cung cấp cho thị trường. Nhất là khi dịch tả lợn châu Phi chưa có hồi kết, nguồn thực phẩm này rất quan trọng”.

Về công tác 6 tháng cuối năm, ông Lý cho biết, địa phương đang chuẩn bị 15 ha rau sạch các loại, cung cấp cho các nhà trường đón năm học mới.  

Mở rộng thêm 9 – 10 ha bưởi ở 2 xã Quỳ Sơn và Tân An, đồng thời, tăng cường nuôi trồng thuỷ sản tại các xã, Đồng Việt, Đồng Phúc, Tiến Dũng.

Đặc biệt, có thêm 10 ha thuỷ sản ở Lãng Sơn vừa nuôi cá, vừa bắt cá tự nhiên, phục vụ thị trường.

Đến dự và phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Chủ tịch UBND huỵện Yên Dũng, Chủ tịch HLV Yên Dũng, cho biết, Hội viên HLV Yên Dũng rất tích cực và hăng say trên đồng ruộng; luôn tìm tòi được những mô hình hay trong sản xuất.

Đặc biệt, khi lực lượng lao động “cứng” của địa phương chủ yếu đi làm việc ở khu công nghiệp, các công ty, thì đây là nguồn nhân lực đáng được ghi nhận, biểu dương.

Thời gian tới, Hội nên chú trọng sản xuất hữu cơ, mô hình gia trại, tạo ra nhiều sản phẩm rau an toàn, chất lượng cao. Mặt khác, Hội cần phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện để phát triển chợ đầu mối, giúp hội viên tiêu thụ sản phẩm.

Về việc hỗ trợ kinh phí, tôi không dám hứa nhiều, nhưng chắc chắn sẽ hỗ trợ các đồng chí để hoạt động tốt hơn.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top